- Lễ mít tinh kỷ niệm 150 năm ngày thành lập ITU và Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin thế giới đã được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức sáng nay, 18/5, tại Hà Nội.

{keywords}

Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin thế giới (17/5) năm nay được Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) lấy chủ đề: “Viễn thông và Công nghệ Thông tin truyền thông – Động lực của đổi mới”.

Tham dự buổi mít tinh gồm hơn 200 đại biểu bao gồm lãnh đạo Bộ TT&TT, nguyên lãnh đạo và cán bộ đã tham gia đóng góp trong các hoạt động của ITU, đại diện các đơn vị trực thuộc bộ, đại diện sở thông tin truyền thông, các doanh nghiệp và cán bộ trong ngành thông tin, truyền thông và đại diện các bộ ngành liên quan như Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính…

Lễ kỉ niệm đã tổng kết và nhìn lại 150 năm hình thành và phát triển của ITU cũng như quá trình tham gia của Việt Nam kể từ khi gia nhập là quốc gia thành viên của ITU từ năm 1975.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Vnmedia.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã khẳng định: Viễn thông và công nghệ thông tin (VT và CNTT) đã đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong thời gian qua, đã cho chúng ta những phương tiện hữu hiệu để phát triển kinh tế, xã hội, đem lại cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp hơn với đầy đủ phương tiện thông tin. Chính vì vậy, Liên hợp quốc và đặc biệt là Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) kỷ niệm Ngày Viễn thông và Ngày xã hội thông tin thế giới (17/5) năm 2015, nhân dịp ITU tròn 150 tuổi với chủ đề “Viễn thông và Công nghệ thông tin - động lực của đổi mới”.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam và nhân danh cá nhân, tôi nhiệt liệt chúc mừng Ngày Viễn thông và Ngày xã hội thông tin thế giới (17/5), chúc mừng 150 năm Ngày thành lập Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) và chúc cho VT và CNTTluôn luôn là động lục của đổi mới và phát triển về mọi mặt: khoa học kỹ thuật, kinh tế và xã hội, phục vụ cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, VT và CNTT là hạ tầng cơ sở của thông tin và truyền thông, tạo mối quan hệ giữa con người với con người trên toàn thế giới và tạo ra môi trường và cơ hội để phát triển kinh tế. VT và CNTT vừa là những ngành kinh tế - kỹ thuật ngày càng có đóng góp lớn cho nền kinh tế, đồng thời vừa là hạ tầng quan trọng thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực khác như giao thông vận tải, y tế, giáo dục và môi trường. VT và CNTT là công cụ để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực, của mỗi cá nhân và của cả nền kinh tế. VT và CNTT còn là một trong những nền tảng hết sức quan trọng và là môi trường phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia.

Nhìn theo góc độ vĩ mô, nền kinh tế xã hội phát triển dần theo sự phát triển khoa học công nghệ, trong đó vai trò quan trọng của VT và CNTT ngày càng được khẳng định. VT và CNTT phát triển, tạo điều kiện cho công nghiệp hóa, giao lưu phát triển thương mại, nghiên cứu phát triển nguồn lực thêm sức mạnh mới, tiến tới hiện đại hóa đất nước và con người. Lịch sử phát triển loài người từ mấy ngàn năm trở lại đây đã minh chứng điều đó: càng tiến gần đến hiện tại, kinh tế càng phát triển nhờ động lực của VT và CNTT, đặc biệt trong những thập kỷ gần đây”.

Đối với các công ty, doanh nghiệp, sự phát triển và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông thành công có thể làm tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công nghệ thông tin phát triển tạo điều kiện đổi mới qui trình sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động trong khi tiết kiệm tài nguyên khan hiếm, để sử dụng cho các mục đíchngày càng tốt hơn. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi điện toán đám mây đã nổi lên như một trong những nền tảng chính cho các dịch vụ VT và CNTT, làm giảm đáng kể sự trở ngại về ứng dụng công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp, qua đó cho phép doanh nghiệp có điều kiện mở rộng và sáng tạo các mô hình kinh doanh nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Đối với Việt Nam, nhận thấy vai trò của VT và CNTT, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36/BCT, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Chính phủ đưa ra các Chương trình hành động với mục tiêu tổng quát là CNTT được ứng dụng rộng rãi và trở thành một ngành kinh tế có tác động lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Bộ Thông tin và Truyền thông đóng vai trò chủ đạo trong việc tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức về vị trí, vai trò của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT của từng ngành, từng lĩnh vực, trong tiến trình phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và chất lượng cuộc sống.

Là một thành viên của LHQ và của ITU, Việt Nam đã và đang từng bước đóng góp xây dựng mạng xã hội thông tin toàn cầu bằng hạ tầng băng thông rộng, tạo thuận lợi về truy cập Internet rộng rãi trên toàn quốc, nối mạng các trường học, các bệnh viện và trung tâm y tế để tạo thuận lợi trong việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, chăm sóc y tế và kinh doanh buôn bán”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên chức cùng chung sức triển khai Nghị quyết 36/BCT cũng như chương trình của Chính phủ về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, làm cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn.

{keywords}
Các khách mời tham gia buổi tọa đàm. Ảnh: Vnmedia

Bên cạnh lễ mít tinh còn có chương trình tọa đàm với chủ đề: “ITU-Việt Nam: Phát triển Công nghệ Thông tin truyền thông”.

Khách mời tham gia tòa đàm gồm có ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ TT&TT, ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông, ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện và ông Vũ Anh Quang, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao.

Các vị khách mời đã chia sẻ những kinh nghiệm, kỷ niệm tham gia vào các hoạt động của ITU, cũng như chia sẻ một số định hướng hội nhập quốc tế nói chung và tham gia vào các tổ chức quốc tế đa phương như ITU nói riêng.

Ngoài các hoạt động trên, Bộ TT&TT đã và đang triển khai chương trình thông tin tuyên truyền, bao gồm chuỗi các hoạt động nhằm mục đích tuyền truyền về lịch sử phát triển của ITU, vai trò của ITU đối với sự phát triển lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, truyền thông trên phạm vi toàn cầu, đồng thời, tuyên truyền vai trò đóng góp của ngành thông tin truyền thong Việt Nam đối với sự phát triển chung của nên kinh tế xã hội.

Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), tổ chức chuyên ngành của Liên Hiệp Quốc về viễn thông và công nghệ thông tin và truyền thông, lấy ngày 17/5 hàng năm, ngày thành lập ITU (17/5/1865) làm Ngày Viễn thông thế giới. Từ năm 2006, Liên Hợp Quốc cũng quy định ngày 17/5 là Ngày Xã hội Thông tin. Do vậy, hàng năm, ITU đều tổ chức kỷ niệm ngày 17/5 là Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới.

Hiện ITU đã có 193 quốc gia thành viên chính thức và hơn 700 thành viên lĩnh vực, gồm các doanh nghiệp, học viện và tổ chức xã hội. ITU hoạt động với mục đích giữ vững và tăng cường quan hệ quốc tế nhằm hoàn thiện và sử dụng hạ tầng và dịch vụ viễn thông một cách hiệu quả nhất, phân bổ và quản lý tần số cũng như vị trí quỹ đạo vệ tinh và các tài nguyên viễn thông khác, xây dựng tiêu chuẩn viễn thông thế giới, khuyến khích và trợ giúp kỹ thuật cũng như nguòn tài chính cho các nước đang phát triển.

Việt Nam tham gia vào ITU từ năm 1975. Trong 40 qua, trên cơ sở phát triển kinh tế và kinh nghiệm, Việt Nam đã tham gia ngày càng sâu vào các hoạt động của ITU thông qua các hội nghị lớn để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam cũng như các hội nghị toàn quyền, hội nghị hành chính về tiêu chuẩn và tần số vô tuyến điện và dân tham gia sâu vào các hoạt động nghiên cứu, chủ động đề xuất các nội dung có lợi cho Việt Nam.

Mới đây, năm 2014, Việt Nam đã tham gia PP-14 và lần đầu tiên, với vai trò của Việt Nam trên thế giới và nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Thông tin và Truyền thông, ứng viên Việt Nam đã vượt qua 3 ứng viên tên tuổi khác là Iran, Ấn Độ và Indonesia để trở thành thành viên của Ủy ban Thể lệ thông tin vô tuyến nhiệm kỳ 2015-2019. Ủy ban này gồm 12 thành viên được Hội nghị toàn quyền của ITU bầu bằng bỏ phiếu kín, có thẩm quyền cao nhất trong việc thông qua các quy trình thực thi thể lệ vô tuyến thế giới và giải quyết các tranh chấp giữa các nước về tần số và quỹ đạo vệ tinh.

P.V