Tình hình dịch bệnh trong thời gian qua đã tạo ra hiệu ứng đình trệ không chỉ đối với các ngành dịch vụ mà cả các doanh nghiệp sản xuất, bao gồm các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng cho mạng 5G. Bất chấp các cuộc thảo luận đang diễn ra hiện nay về việc xây dựng mạng truy cập vô tuyến mở (OpenRAN) và các mạng mở cho 5G nhưng hầu hết các mạng 5G tiên tiến hiện nay vẫn đang dựa vào các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng Cấp 1 trong khi đó các chuỗi cung ứng của họ đã bị gián đoạn do tình hình dịch bệnh.

{keywords}
Doanh thu cơ sở hạ tầng mạng 5G toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 10%. 

Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng xuất phát từ sự thiếu hụt trong quá trình chế tạo các bộ phận linh kiện cho mạng 5G, cũng như nguồn lực lao động liên quan đến mạng, chẳng hạn như các kỹ sư tích hợp, đây cũng là những lý do chính của sự gián đoạn này.

Jiancao Hou, chuyên gia phân tích cao cấp tại công ty ABI Research cho biết: “Bối cảnh hiện tại có thể sẽ trì hoãn việc triển khai các hệ thống giao diện vô tuyến tiên tiến dành cho 5G (5G NR: 5G New Radio), bao gồm ăng-ten nhiều đầu vào, nhiều đầu ra cỡ lớn (Massive MIMO: Massvive Multiple Input, Multiple Output) và ăng - ten tích cực mà một số nhà khai thác đã bắt đầu triển khai”.

Điều này có nghĩa là các nhà khai thác đã triển khai một số lượng đáng kể các trạm gốc 5G sẽ có lợi thế hơn để trở thành nhà khai thác được người dùng chấp nhận sớm và hưởng lợi từ việc người dùng chuyển đổi sang sử dụng mạng 5G, tất nhiên điều này sẽ còn phụ thuộc vào sự sẵn có của các thiết bị cầm tay trên thị trường. Trong ngắn hạn, việc triển khai mạng di động 5G sẽ bị trì hoãn hơn nữa do những hạn chế về địa chính trị và dịch bệnh.

Phan Văn Hòa (theo Lightreading)

Covid-19 làm chậm tiềm năng phát triển 5G ở châu Âu

Covid-19 làm chậm tiềm năng phát triển 5G ở châu Âu

Cuộc khủng hoảng về sức khỏe của con người và các tác động kinh tế do Covid-19 gây ra đã làm chậm tiềm năng phát triển công nghệ di động 5G ở các quốc gia châu Âu.