Gia Lai là nơi tụ cư của nhiều dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là 2 dân tộc Bahnar và J'rai cùng chung sống trên 2.000 buôn làng trong tỉnh. Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân và nhất là ở các vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất ở địa phương ổn định và bền vững.

Với phương châm "đưa văn hoá hướng về cơ sở", tỉnh đã chủ trương đầu tư mạnh cho các hoạt động trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, tạo môi trường thuận lợi cho người dân được hưởng thụ một cách tốt nhất. Ngành Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch đã duy trì và phát triển được các đội chiếu bóng lưu động, thông tin lưu động và thường xuyên hoạt động có hiệu quả. Các đội tuyên truyền văn hoá của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và Đoàn Nghệ thuật Đam San cũng đã tích cực phục vụ đồng bào các dân tộc ở vùng sâu xa, vùng biên giới qua những đợt tuyên truyền, biểu diễn nghệ thuật. Bình quân mỗi năm, các đơn vị này tổ chức được 750 buổi tuyên truyền và 200 buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ cho bà con.

Ngoài ra, tỉnh cũng đã đầu tư hàng chục tỷ đồng mua sắm các loại trang thiết bị cho các nhà văn hoá cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công việc tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho nhân dân ở các vùng sâu xa. Nhiều công trình du lịch trên địa bàn cũng được phát triển mạnh, tạo ra những điểm vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu cho người dân trong các dịp lễ tết, như: Khu du lịch Lâm viên Biển Hồ (TP Pleiku), khu du lịc sinh thái Thác Phú Cường (huyện Chư Sê), Công viên văn hoá các dân tộc Gia Lai...

Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa

Hôm 19/7, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 961/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2030" trên địa bàn.

Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025 là tổ chức hiệu quả các hoạt động Chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

{keywords}
Ghè là vật không thể thiếu trong lễ hội của các dân tộc. 

Nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và phát huy vai trò làm chủ trong xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Mỗi thôn hoặc liên kết các thôn trong xã thành lập 01 đến 02 câu lạc bộ (đội) văn hóa, văn nghệ hoạt động hiệu quả; duy trì tổ chức liên hoan, giao lưu các câu lạc bộ, đội văn nghệ 01 - 02 lần/năm phù hợp với điều kiện địa phương.

Đồng thời, tổ chức các chuyến đi thực tế cho văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số; các cuộc thi, liên hoan, các cuộc vận động sáng tác văn học, kịch bản phim, kịch bản sân khấu, nhạc, thơ, ảnh, mỹ thuật, ca khúc, chuyên mục phát thanh, phóng sự truyền hình, tác phẩm báo chí về đề tài dân tộc thiểu số. Tăng cường phát triển văn hóa đọc; tiếp tục trang bị sách, báo cho các thư viện tỉnh, huyện; phấn đấu chỉ tiêu 03 bản sách/người/năm,…

Giai đoạn 2025 – 2030, nâng cao chất lượng, đổi mới hình thức, nội dung các Chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số.

Tiếp tục nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và phát huy vai trò làm chủ trong xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; nhân rộng các mô hình câu lạc bộ, đội văn hóa, nghệ thuật ở xóm. Duy trì tổ chức liên hoan, giao lưu các câu lạc bộ, đội văn nghệ trên địa bàn tỉnh Gia Lai 02 năm/lần. Ứng dụng công nghệ số xây dựng các sản phẩm phim, ảnh, sách, báo về văn hóa nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.

Nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch:

Khảo sát, điều tra thống kê về thực trạng hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của đồng bào các dân tộc thiểu số. Xây dựng mô hình điểm Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ; tổ chức hoạt động nghệ thuật biểu diễn; tổ chức các ngày hội, giao lưu, hội thi, hội diên văn hóa, nghệ thuật cấp tỉnh và cấp huyện; tổ chức hoạt động chiếu phim lưu động. Xây dựng chuyên mục văn hóa nghệ thuật dân tộc thiểu số.

Tổ chức các cuộc thi, sáng tác về đề tài dân tộc thiểu số. Tổ chức hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc. Tổ chức các hoạt động triển lãm, trưng bày. Song song với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống và phát triển du lịch; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; giới thiệu các mô hình tốt, cách làm hay trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,...

Ngân Phương
Ảnh: Thục Anh