{keywords}

Lạc Sơn là một trong bốn Mường lớn, được coi là vùng lõi của người Mường và văn hóa Mường của tỉnh Hòa Bình. Người Mường chiếm trên 90% dân số huyện. Nơi đây chứa đựng các chuyện cổ và điệu hát dân ca cổ như hát Thường Rang, Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên dân tộc Mường.

Khi nối về dân ca Mường, người ta hay nói đến thường rang và bộ mẹng. Theo các cụ cao niên, đây là các điệu hát có lịch sử lâu đời. 

{keywords}

Thường rang và bộ mẹng là hai giai điệu dân ca Mường có điểm chung đều là diễn xướng theo lối: Hát - nói - ngâm - ngợi... có tính tự sự và đối đáp giữa hai người. Giai điệu thiết tha, rất khó hát to, hát cao giọng, mang tính thính phòng, chỉ đủ cho người đối đáp hoặc người nghe trong không gian hẹp. Nhờ đó được truyền tải tối đa tâm ý người hát tới bạn hát đối và người nghe.  Không có việc hát song ca, tốp ca càng không có đồng ca hát thường rang, bộ mẹng.

Không gian, địa điểm diễn xướng, nếu như hát đúp giao duyên người ta có thể hát trong nhà, ngoài đồng, bãi, trong rừng sâu hay đứng nhau từ ngọn đồi này hát với người khác ở ngọn đồi bên kia hát thường rang. Người hát thường rang, bộ mẹng ngồi đối diện với nhau qua mâm rượu, bàn uống nước hoặc xa hơn là gian trong hay gian ngoài trên nhà sàn. Đối tượng nghe cũng chỉ hạn hẹp trên ngôi nhà sàn. Trong các ngày hội làng, hội Mường, người ta trải chiếu, bày mâm rượu hay mâm trầu ngoài bãi cỏ, dưới gốc cây phía trước khu thiết chế thờ tự như: đền, đình... cho các cặp nam - nữ hay nam - nam hoặc nữ - nữ ngồi đối diện hát với nhau, người nghe, người “cố vấn” giúp đặt lời hay giải đáp cho người hát có thể ngồi hoặc đứng xung quanh. Vì thế, một cuộc hát thường rang, bộ mẹng nhìn bề ngoài có thể thấy rất đông người.

{keywords}

Nếu là một cuộc hát có tổ chức, thâu đêm, các nghệ sĩ dân gian cũng phải hát có trình tự như: có bài hát mở đầu, hát nối, hát chào, xin phép, khen ngợi quê hương người bản địa... 

Tuy nhiên, một cuộc hát không thể cứ hát mãi các bài, khúc có sẵn, khi hát người hát có thể vận dụng giai điệu ứng tác đặt lời mới khi đối đáp với bạn hát. Trong rằng thường gọi là thường chắp, thường cọi ca...

Thường rang và bộ mẹng chỉ được diễn xướng trong các ngày vui như: đám cưới, mừng nhà mới, mừng thọ, chúc tụng đầu năm mới, ngày hội, gặp gỡ người bạn mới trong các ngày vui... không hát trong đám tang hay việc buồn,

Theo nghệ nhân Bùi Huy Vọng, lời hát trong hát dân ca Mường, nhất là hát Đúp giao duyên không có sẵn, đều do nghệ nhân trong tức khắc sáng tạo ra để đối đáp với bạn hát. Điều đó đòi hỏi trí thông minh, vốn liếng về tiếng nói, nhất là tiếng Mường cổ.

Trong việc đặt lời hát, quan trọng nhất là việc đặt lời và gieo vần câu trên xuống câu dưới sao cho hợp lý, có thế lời hát mới nhuần nhuyễn, không lạc điệu, không bị ngắt quãng, thuyết phục người nghe.

{keywords}

Mỗi loại hình diễn xướng có thế mạnh riêng. Hát Đúp giao duyên cuốn hút hàng nghìn người nghe tại chỗ như ở Lễ hội Đình Cổi, Lễ hội Đình Khói…; thu hút hơn 2 triệu người theo dõi trên trang Youtube… Ngày nay, đi khắp các thôn xóm, ngoài đồng bãi, đâu đâu cũng văng vẳng tiếng hát Thường Rang - Bộ Mẹnh (Mẹng), hát Đúp giao duyên được phát ra từ các công cụ truyền thông như: tivi, điện thoại thông minh, radio… Đã có một số gia đình mời nghệ nhân đến hát vui tại đám cưới, lễ thanh minh, về nhà mới… và có trả thù lao. Điều này chứng tỏ tình yêu với Thường Rang - Bộ Mẹnh (Mẹng), hát Đúp giao duyên còn rất sâu nặng trong Nhân dân Mường ở huyện Lạc Sơn. Không chỉ vậy, các vùng người Mường sinh sống ở tỉnh Thanh Hóa cũng rất sôi nổi, khi mời các nhóm hát Thường Rang - Bộ Mẹnh (Mẹng), hát Đúp giao duyên của huyện Lạc Sơn vào giao lưu.

Từ khi có Nghị quyết Trung ương V, khóa VIIII về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hát dân ca Mường ngày càng được quan tâm, đặc biệt hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên được phát huy mạnh mẽ ở cộng đồng dân cư trên toàn huyện, là điểm nhấn trong các lễ hội, hội thi, hội diễn Nghệ thuật quần chúng trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

{keywords}

Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên, UBND huyện đã triển khai Kế hoạch thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành Kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn di sản nghệ thuật hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên, với chủ trương bước đầu khảo sát, sưu tầm, ghi chép tài liệu để có căn cứ định hướng cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của huyện Lạc Sơn trong giai đoạn mới.

Đến nay, Ban Sưu tầm đã tổ chức được 30 cuộc giao lưu; tập hợp, thống kê được trên 300 nghệ nhân hát dân ca, trong đó nghệ nhân hát được các bài hát Mường cổ trên 60%; ghi hình ảnh, thu âm, quay video lưu giữ được gần 1.000GB dữ liệu lưu trữ… Bên cạnh đó, hát Thường Rang – Bộ Mẹng, hát Đúm giao duyên còn được địa phương tổ chức bài bản tại các dịp Lễ, Tết.

Cùng với việc đưa dân ca vào truyền dạy, tổ chức giao lưu hát dân ca Mường trong nhà trường, việc bảo tồn, truyền dạy hát dân ca Mường ở Lạc Sơn còn được duy trì, tiếp nối trong phạm vi gia đình, dòng họ. Đến nay, tại Lạc Sơn đã mở được 2 lớp dạy hát dân ca, dạy chiêng Mường cho 100 lượt học viên là cán bộ, công chức xã, học sinh... 

Ánh Tuyết

Ảnh: Tuyết Nhung

Video: Thu Hằng, Hồng Khanh, Xuân Quý

20/12/2021 04:48