Những nhiệm vụ thực hiện Dự án gồm: Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của người Hoa ở Kiên Giang. Thời gian thực hiện từ năm 2022 – năm 2025.

Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các ấp vùng đồng bào dân tộc Khmer. Số lượng 20 dàn nhạc ngũ âm. Tại các xã vùng đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang. Nội dung hoạt động của đội vãn nghệ là biểu diễn văn nghệ truyền thống. Thời gian thực hiện từ năm 2023 – đến năm 2025.

{keywords}
Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh biểu diễn tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang

Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nội dung đầu tư là hỗ trợ đầu tư xây dựng Trung tâm biểu diễn văn hóa nghệ thuật Khmer tại di tích thắng cảnh Mũi Nai. Số lượng đầu tư là 01 Nhà biểu diễn văn hóa nghệ thuật có diện tích 40x60m2, xây dựng nhà vệ sinh, tăng cường trang thiết bị biểu diễn nghệ thuật, thiết bị phòng sinh hoạt cộng đồng, chỉnh trang cảnh quan đường, bãi đỗ xe...Thời gian thực hiện từ năm 2023 đến năm 2025.

Xây dựng nội dung, xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Khmer cấp phát cho cộng đồng. Nội dung sưu tầm, biên soạn, in ấn, phát hành ấn phẩm xuất bản về văn nghệ dân gian Khmer Kiên Giang để cấp phát cho cộng đồng. Số lượng 4.000 cuốn. Thời gian thực hiện từ năm 2023 đến năm 2025.

Hỗ trợ bảo tồn Lễ hội Ok Om Bok tại huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang, khai thác và xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Nội dung khảo sát xây dựng kịch bản nâng cấp lễ hội và hỗ trợ các đội văn nghệ quần chúng huyện Gò Quao luyện tập, dàn dựng chương trình văn nghệ truyền thống phục vụ lễ hội. Thời gian thực hiện từ năm 2023 đến năm 2025.

UBND tỉnh đề xuất với Trung ương cần hỗ trợ để có kinh phí, nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần vùng đồng bào dân tộc đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số. Trong đó ưu tiên cơ chế, chính sách đãi ngộ cho những người có công giữ gìn, bảo tồn, truyền dạy, đào tạo trong lĩnh vực văn hóa dân tộc.

Nghiên cứu xây dựng những đề án, chương trình phù hợp về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số có phân bổ nguồn lực và phân công nhiệm vụ cụ thê cho từng cơ quan, đơn vị; nhât là Sở Văn hóa và Thê thao ở các tỉnh, thành phố để thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.

Bên cạnh nguồn lực của địa phương, tỉnh Kiên Giang rất cần các nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương để xây dựng và triển khai thực hiện những đề án, chương trình về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số như: Khôi phục lại một số loại hình văn hóa, văn nghệ đang có nguy cơ bị mai một; đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa và trang bị cơ sở vật chất... nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động trong đồng bào dân tộc.

Tăng cường công tác tuyên truyền, đầu tư in sách, băng hình tiếng dân tộc Hoa, Khmer nhất là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, kịch bản lễ hội để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu truyền thống của đồng bào dân tộc. Hỗ trợ kinh phí đưa văn hóa - văn nghệ, phim, ảnh... về cơ sở phục vụ, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho đồng bào dân tộc.

Ngọc Trang
Ảnh: Bảo Phùng