Hoạt động an sinh xã hội của tôn giáo ra đời trên nền tảng những giáo lý và song hành với sự phát triển của tôn giáo trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Với tinh thần đó, tôn giáo đã tham gia, hưởng ứng mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa y tế, giáo dục của Đảng, Nhà nước bằng việc phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, hiệu quả trong lĩnh vực y tế, giáo dục và từ thiện xã hội.

{keywords}
Hôm 13/7/2021, Ban Tôn giáo Chính phủ (BTGCP) tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề “Cơ sở lý luận về nguồn lực của tôn giáo trong lĩnh vực an sinh xã hội và từ thiện nhân đạo ở Việt Nam hiện nay”.

Bởi vậy, mục tiêu tại Hội thảo là làm rõ cơ sở lý luận về nguồn lực của tôn giáo trong lĩnh vực an sinh xã hội, trong đó tập trung làm rõ khả năng, thế mạnh của tôn giáo khi tham gia vào lĩnh vực an sinh xã hội với tư cách là chủ thể độc lập. Từ cơ sở này đề xuất chính sách, pháp luật cụ thể để tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tôn giáo tham gia thực hiện.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Trưởng ban Nguyễn Ánh Chức nhấn mạnh, trong xu thế hội nhập và phát triển, các tôn giáo đã và đang thể hiện vai trò của mình thông qua các hoạt động an sinh xã hội, góp phần trong việc hỗ trợ Nhà nước chăm lo đời sống người dân, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo…

Tuy nhiên, công tác an sinh xã hội ở một số tôn giáo còn tự phát, do vậy cần có một hành lang pháp lý rõ ràng và minh bạch trong công tác an sinh xã hội, đồng thời tăng cường công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức tôn giáo, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và giữa địa phương với các tổ chức tôn giáo trong việc thực hiện các hoạt động an sinh xã hội.

Nguyễn Thảo

Ảnh: Huyền Sâm