Tại phiên họp, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải cho biết, tình hình vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trong 6 tháng đầu năm 2021 cơ bản ổn định. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không xảy ra các vụ việc có tính chất nghiêm trọng; đời sống đồng bào các DTTS từng bước được cải thiện, các vấn đề an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, khối đại đoàn kết dân tộc được giữ vững...

Đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2026  của Ủy ban Dân tộc cho thấy: Tình hình vùng DTTS và miền núi cơ bản ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không xảy ra các vụ việc có tính chất nghiêm trọng; đời sống đồng bào các DTTS từng bước được cải thiện, các vấn đề an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, khối đại đoàn kết dân tộc được giữ vững...

{keywords}
Kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt được nhiều thành tựu.

Nhiệm kỳ 2016-2020 là nhiệm kỳ đạt được nhiều kết quả nổi bật về thực hiện công tác dân tộc. Kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt được nhiều thành tựu. Bình quân tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng giảm 2-3%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các địa phương trong vùng đạt bình quân 7%/năm. Tuy nhiên, vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn là vùng khó khăn nhất của cả nước; hạ tầng kinh tế- xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, đời sống của Nhân dân còn nhiều khó khăn.

Khoảng cách phát triển giữa các DTTS với dân tộc Kinh, giữa các nhóm DTTS, giữa miền núi và miền xuôi chưa được rút ngắn. Thu nhập bình quân của hộ đồng bào DTTS ở nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực; tỷ lệ dân số là người DTTS chiếm 14,7% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 57,16 % tổng số hộ nghèo của cả nước.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải, mặc dù đạt được nhiều kết quả nổi bật nhưng vùng DTTS&MN vẫn là vùng khó khăn nhất của cả nước; hạ tầng kinh tế-xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực thấp, đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, còn một số hạn chế về bình đẳng giới, tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định an ninh chính trị.

Vì vậy, để công tác dân tộc thực sự là nhiệm vụ chiến lược, thường xuyên, lâu dài của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc trong tình hình mới, trong thời gian tới cần nhấn mạnh một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nguyên tắc các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng cùng phát triển.

Thứ hai: Các chính sách phải hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho vùng DTTS&MN. Phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia.

Thứ ba: Đảm bảo nguồn lực để thực hiện chính sách. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Nêu cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống chính trị, đồng thời khuyến khích sự tham gia chủ động của đồng bào DTTS, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành đề nghị, Ủy ban Dân tộc và các cơ quan, đơn vị liên quan cần có sự đánh giá quá trình triển khai Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030. Việc làm này cũng là để rà soát các chính sách, các luật liên quan đến chính sách thực hiện trong thời gian qua như thế nào để có giải pháp thay đổi, bổ sung kịp thời với thực tiễn ở vùng đồng bào DTTS&MN.

Để các chương trình Mục tiêu quốc gia thực hiện hiệu quả, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành cũng cho rằng, nên có một ban chỉ đạo chung khi triển khai cả 3 chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững, chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS &MN giai đoạn 2021-2030.

Ngân Phương
Ảnh: Đắc Vịnh