Được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) sở hữu rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình chủ yếu là đá nên người dân bản địa phải canh tác rất vất vả để có lương thực, các loại rau phục vụ cuộc sống.

Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở cực Bắc Việt Nam, cách Hà Nội hơn 320 km, thuộc tỉnh Hà Giang và có đường biên giới dài với Trung Quốc. CVĐC toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn bao gồm địa giới hành chính của 4 huyện (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc). CVĐC toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn có đặc điểm nổi bật với những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, những vách núi dựng đứng cao vút, các chóp núi như những kim tự tháp, các trũng sâu hun hút, hang động và các vườn đá tạo nên vẻ đẹp lạ thường, có giá trị to lớn không chỉ về du lịch mà còn có giá trị rất lớn về khoa học và giáo dục. 

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn là địa bàn cư trú của 17 dân tộc anh em trong đó người Mông chiếm tỉ lệ cao nhất. Tuy là địa điểm du lịch thu hút đông du khách đến từ khắp thế giới, cuộc sống người dân nơi đây vẫn còn rất khó khăn. Nguồn đất hiếm hoi để trồng các loại cây lương thực và thực phẩm được xen kẽ trong các hốc đá, trong từng khe đá có đất, trên các vỉa đá hoặc các triền đá….Cũng do nguồn đất canh tác khan hiếm, nên đồng bào các dân tộc nơi đây đã phải gùi đất cho vào các hốc đá để trồng ngô (một loại cây lương thực chủ yếu) và một số loại rau màu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, từ ngàn đời nay, đồng bào các dân tộc nơi đây đã hình thành nên một phương thức canh tác độc đáo – Phương thức canh tác trên các hốc đá hoặc canh tác trên nương đá.

Từ những phương thức canh tác độc đáo trên các hốc đá và triền đá của đồng bào các dân tộc trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn của Hà Giang, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ủng hộ và công nhận “Tri thức Canh tác trên đá” của đồng bào vùng Cao nguyên đá Hà Giang là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia (theo Quyết định số: 2684/QĐ – BVHTTDL ngày 25/8/2014).

{keywords}
Để trồng ngô, bà con dân bản thuộc huyện Mèo vạc phải cuốc từng hốc đất nhỏ để gieo hạt.
{keywords}
Người dân phải luồn vào từng khe đá để tìm đất trồng ngô.
{keywords}
Lưỡi cuốc được chế tác để phù hợp với địa hình đất ít, đá nhiều tránh gãy, mẻ.
{keywords}
Nhiều chỗ bà con phải gùi từng gùi đất đổ vào để trồng trọt.
{keywords}
Một gia đình người Mông ở huyện Yên Minh đang chăm sóc vườn rau cải trên khu vườn lổn nhổn đá.
{keywords}
Để thích nghi với truyền thống canh tác trên nền đất xen lẫn những tảng đá, đồng bào nơi đây cũng đã chế tạo nên một loại cày độc đáo mà không nơi nào có được và dùng bò làm sức kéo khi làm đất. Những loại cày này, khi lưỡi gặp phải đá sẽ tự nảy lên hạn chế việc lưỡi cày mẻ, gãy.
{keywords}
Bên cạnh đó, những con bò đã được thuần phục cũng quen với việc kéo cày trên nương đá, đó là biết lựa để tránh những tảng đá.
{keywords}
Đường cày trên địa hình chủ yếu là đá đòi hỏi người cày phải rất khéo léo và có những kỹ năng đặc biệt để đất vẫn tơi xốp mà lưỡi cày không bị gãy do vướng vào đá.
{keywords}
Hầu hết nương rẫy của bà con ở huyện Quản Bạ đều lổn nhổn đá nhọn khiến việc canh tác vô cùng khó khăn.
{keywords}
Rất ít ruộng có thể trồng được lúa nên hầu hết bà con các dân tộc sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn chỉ trồng ngô và một số loại rau màu.
{keywords}
Người dân gieo hạt ngô tại một nương đá thuộc huyện Mèo Vạc.
{keywords}
Canh tác trên đá của đồng bào 4 huyện Cao nguyên đá cũng thể hiện sức mạnh và ý chí của con người trước sự khắc nghiệt của tự nhiên, biết chế ngự thiên nhiên, buộc thiên nhiên phải khuất phục trước sức mạnh của con người.

Ảnh: Thanh Hùng