{keywords}

Trong tín ngưỡng của Phật giáo, lễ cầu siêu có một ý nghĩa hết sức lớn lao đối với người đã khuất. Vì qua những lời kinh trì tụng của Chư tăng trong lễ cầu siêu sẽ giúp cho người quá vãng hiểu và giác ngộ chân lý. Nhờ biết giác ngộ, từ đó thoát khỏi cảnh giới tối tăm đọa đày mà siêu sanh về nơi tịnh độ.

Trên tinh thần đó, cũng nhằm xoa dịu những đau thương, mất mát do dịch bệnh gây ra, hôm 9/8, Hội đồng Trị sự TƯ GHPGVN có công văn gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố, các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước về việc tụng kinh cầu siêu cho các nạn nhân tử vong do dịch bệnh Covid-19 trong mùa Vu lan.

Công văn ghi rõ: "Vu lan là thời gian các chùa, cơ sở tự viện tụng kinh cầu siêu tiến cho các chư vị vong linh, cửu huyền thất tổ các gia đình, dòng họ, và anh linh các Anh hùng liệt sỹ được an lành nơi tịnh cảnh. Nhân dịp này, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố; Các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước thiết lập trai đàn cầu siêu tiến cho các vong linh nạn nhân tử vong vì Covid-19 được siêu sinh Tịnh độ theo nghi lễ trang nghiêm, truyền thống văn hóa dân tộc.

Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương sắp xếp các chùa có tháp thờ tro cốt tiếp nhận miễn phí, thờ phụng trang nghiêm, quản lý chặt chẽ, có danh sách cụ thể các hũ tro cốt của các nạn nhân tử vong do Covid-19 trong thời gian này".

{keywords}

Đây cũng là điểm cốt lõi nhất trong Đạo Phật. Đạo Phật thường được gọi là đạo từ bi, đạo cứu khổ. Ở đâu có Đạo Phật, ở đó có tình thương. Phương châm tu tập của Phật Giáo là từ, bi, hỷ, xả. Trong thời điểm khó khăn nhất, lòng từ bi lại càng trỗi dậy mạnh mẽ, tiếp thêm cho con người sức mạnh tinh thần để vượt qua mọi trở ngại.

Hưởng ứng lời kêu gọi của TƯ GHPGVN, Tổ đình Vĩnh Nghiêm - Chùa Long Hưng (Đông Anh, TP.Hà Nội) đã phát động chương trình trì tụng 1 triệu biến Chú Đại Bi cầu nguyện dịch bệnh tiêu trừ, đồng hồi hướng cho người đã tử vong vì dịch bệnh vào 20h ngày 13/8/2021 (ngày 6 tháng 7 âm lịch) bằng hình thức online trên zoom và trực tiếp trên fanpage chùa Long Hưng – Đông Anh Hà Nội.

Đây không phải lần đầu tiên có hoạt động cầu siêu cho các nạn nhân tử vong do dịch Covid-19. Ngày 8/8, Hòa thượng Thích Huệ Thông - Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương thông báo Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương - một trong những điểm nóng khác của dịch Covid-19 trong lần bùng phát thứ 4 này kêu gọi toàn thể tăng ni các Tự viện, nhất tâm cầu nguyện cho các bệnh nhân tử vong do đại dịch Covid-19 sớm được siêu thoát (đặc biệt là trong mùa Vu Lan báo hiếu) và cầu nguyện đại dịch sớm được tiêu trừ. Để phần nào xoa dịu, làm vơi đi nỗi đau của những người ở lại, cầu nguyện cho các hương linh những người đã khuất được nhẹ nhàng siêu thoát.

{keywords}

Trước khi dịch bệnh bùng phát tại TP.HCM cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, hồi tháng 3/2021, một lễ cầu siêu cho các nạn nhân qua đời vì Covid-19 tại Châu Âu đã diễn ra tại tu viện Khánh An (quận 12, TP.HCM). Không chỉ cầu siêu cho các vong linh qua đời vì dịch bệnh, lòng từ bi trong Phật giáo đã nhiều lần được thể hiện qua các sự kiện cầu siêu lớn. Đó là lễ cầu siêu cho các liệt sĩ dịp 27/7 hàng năm, lễ cầu siêu cho các nạn nhân qua đời vì tai nạn giao thông nhân ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông....

Tháng 10 năm ngoái, sau trận lũ lịch sử ở miền Trung, 13 liệt sĩ đã hy sinh ở Trạm bảo vệ rừng 67 khi đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn ở công trình thủy điện Rào Trăng 3. Ngay sau đó một lễ tưởng niệm, cầu siêu cho họ đã được diễn ra tại nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 268 (P.Thuận Lộc, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Tinh thần từ bi của đạo Phật còn được lan tỏa đến các Phật tử sống ở nước ngoài. Tháng 10/2019, bà con Phật tử Việt Nam tại Praha (Séc) cũng đã làm lễ cầu siêu cho 39 nạn nhân chết trong thùng xe container ở Anh. Vài tháng trước đó, tại chùa Nisshinkutsu ở Tokyo, Nhật Bản, một lễ cầu siêu cho khoảng 140 thực tập sinh, sinh viên, học sinh người Việt thiệt mạng trong các vụ tai nạn hoặc tự sát tại nước này cũng đã được diễn ra.

{keywords}

Những hành động này đều xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ tình thương trong đạo Phật vốn đã thấm nhuần trong dòng máu người Việt qua cả ngàn năm. Chúng giúp an ủi những vong linh xấu số, xoa dịu nỗi đau của những người sống, đề cao sự sẻ chia để cùng vượt qua nỗi đau để sống tích cực hơn. Đối với nhiều người, Phật Giáo không phải chỉ là một tôn giáo mà còn có thể xem như là một lối sống, là đạo từ bi và trí tuệ là vì vậy.

An Đông
Ảnh: Lê Anh Dũng
Thiết kế:
Huỳnh Thu