Khi nào “vùng kín” gặp vấn đề sức khỏe và làm thế nào để bảo vệ bộ phận quan trọng này của người phụ nữ, là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm.

Bất cứ phụ nữ nào cũng từng ít nhất 1 lần gặp các vấn đề về phụ khoa, nhưng không phải ai cũng quan tâm và có ý thức bảo vệ sức khỏe vùng nhạy cảm này. Đối với trẻ em gái, ở các nước phát triển ngay từ tuổi thiếu niên, trẻ em đã được dạy và học cách hiểu về cơ thể và bảo vệ vùng kín của mình.

Vậy âm đạo là gì, làm thế nào để bảo vệ và duy trì sức khỏe cho bộ phận quan trọng này? Các chuyên gia sản phụ khoa cho rằng, âm đạo là khu vực có tính axit tự nhiên, thường tiết ra chất dịch có tác dụng tự làm sạch, là nơi chứa lượng lớn các vi khuẩn trong đó có nhiều vi khuẩn có lợi, bảo vệ âm đạo khỏi các bệnh nhiễm trùng, duy trì độ pH. Khi âm đạo có những dấu hiệu sau, bạn cần tìm gặp chuyên gia sản phụ khoa:

- Ngứa ở âm hộ và âm đạo.

- Ra quá nhiều chất dịch.

- Đỏ, sưng tấy, đau, dịch đổi màu.

- Xuất hiện tổn thương.

- Mùi khó chịu.

- Chảy máu bất thường.

- Chảy máu sau khi quan hệ tình dục.

- Âm đạo khô.

{keywords} 

Vậy làm thế nào để giữ cho vùng kín của bạn khỏe mạnh, hãy áp dụng một số cách sau:

1. Bảo vệ cân bằng độ pH ở âm đạo, không thụt rửa bên trong âm đạo

Thụt rửa âm đạo có thể làm ảnh hưởng tới độ pH của âm đạo, làm giảm độ axit của vùng này từ đó làm cho âm đạo dễ bị nhiễm khuẩn.

Thông thường, pH ở âm đạo từ 3,8-4,5. Nếu âm đạo của bạn có mùi hãy đi khám ở bác sĩ chuyên khoa. Không sử dụng các chất có tính tẩy rửa mạnh ở vùng âm hộ hoặc bên trong âm đạo vì có thể ảnh hưởng một sự cân bằng pH.

2. Không ăn thức ăn nhanh

Theo TS Rebecca Booth, để bảo vệ sức khỏe cho “cô bé”, nên tránh đồ ăn nhanh bởi hàm lượng đường, muối cao, năng lượng nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn ảnh hưởng tới vùng kín, làm âm đạo dễ bị nhiễm nấm men. Nên ăn trái cây, rau quả giúp tăng cường sức khỏe cho vùng kín.

3. Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh có lợi cho sức khỏe âm đạo

Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bạn đặc biệt là vùng âm đạo. Nên bổ sung đủ nước qua đường ăn uống để duy trì độ ẩm cho vùng kín. Nước ép nam việt quất và sữa chua giúp tăng vi khuẩn có lợi cho cơ thể, có thể làm âm đạo tránh bị nhiễm nấm men đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị bệnh phụ khoa.

Nếu gặp vấn đề khô âm đạo, các chuyên gia sản phụ khoa khuyên phụ nữ nên ăn nhiều các sản phẩm từ đậu nành để bổ sung estrogen sẽ cải thiện tình trạng này.

4. Tình dục an toàn

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là cách tốt nhất phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, herpes sinh dục, giang mai, lậu, mụn cóc sinh dục, và chlamydia. Có một số bệnh như HIV hiện chưa có thuốc chữa.

Bao cao su còn có tác dụng ngăn lây nhiễm các loại mụn cóc sinh dục, gây viêm âm đạo ở phụ nữ.

5. Dừng hút thuốc

Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới phổi mà các hóa chất trong thuốc lá như nicotine còn tác động lên hệ vi khuẩn trong cơ thể. Điều này sẽ hủy hoại phổi và cả khu vực âm đạo của phụ nữ, nơi chứa nhiều vi khuẩn có lợi.

6. Hạn chế dùng thuốc kháng sinh

Cũng như khói thuốc lá, kháng sinh thường diệt các vi khuẩn có lợi của cơ thể, đồng thời cũng diệt luôn cả vi khuẩn ở đường âm đạo. Từ đó người phụ nữ mất hàng rào tự nhiên bảo vệ “cô bé” khỏi bị nhiễm bệnh như nhiễm nấm.

Trong trường hợp bạn phải sử dụng kháng sinh, cần bổ sung cho cơ thể sữa chua hay các loại thực phẩm lên men để duy trì khả năng kiểm soát của âm đạo.

7. Điều trị ngay nếu phát hiện vùng kín nhiễm bệnh

{keywords}

Ba loại bệnh phổ biến nhất ở vùng kín là: nhiễm nấm, nhiễm khuẩn âm đạo, và nhiễm Trichomonas.

Khi phát hiện mắc bệnh ở vùng kín, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị đúng mới khỏi bệnh, tránh để bệnh kéo dài. Các bệnh phụ khoa hiện đều có thuốc điều trị.

8. Chọn quần áo khô

Khu vực âm đạo cực kỳ nhạy cảm. TS Rebecca Booth cho rằng, phụ nữ nên mặc quần vải mềm, hút ẩm như vải 100% cotton, các loại vải tổng hợp thường chứa chất gây dị ứng, thậm chí nhiều hóa chất, gây phản ứng cho vùng da nhạy cảm này.

9. Khám phụ khoa định kỳ

Nên duy trì lịch khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các vấn đề ở âm đạo. Theo các chuyên gia sản phụ khoa, người phụ nữ nên bắt đầu đi khám phụ khoa từ 21 tuổi, nếu có sinh hoạt tình dục nên đi khám sớm hơn.

Xét nghiệm Pap được khuyến cáo nên thực hiện trong mỗi lần phụ nữ khám phụ khoa định kỳ bởi đây là một xét nghiệm tế bào đơn giản, dễ thực hiện và có khả năng phát hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm ở phần phụ của phụ nữ.

10. Vệ sinh vùng kín bằng nước

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều nước vệ sinh phụ nữ, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng rửa thường xuyên, liên tục và kéo dài. Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, nên sử dụng nước sạch để vệ sinh vùng kín là đủ.

11. Cẩn thận với xà phòng

Không sử dụng xà phòng để vệ sinh vùng kín bởi nó sẽ làm thay đổi độ pH ở khu vực này. Ngoài ra xà phòng còn làm khô da. Việc sử dụng xà phòng vệ sinh vùng kín dễ làm âm đạo mắc bệnh.

(Theo Sức khỏe & Đời sống)