Tết Hàn thực sắp tới, những công thức làm bánh trôi bánh chay từ truyền thống tới hiện đại sau đây sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn cho tết Hàn thực năm nay.

Bánh trôi bánh chay nếu làm cầu kỳ và ngon nhất thì phải dùng phương pháp ngâm gạo nếp cho nở rồi xay bằng cối xay bột nước sau đó cho nước bột vào túi vải để róc nước. 

Tuy nhiên nếu không có điều kiện chuẩn bị bột nước, bạn có thể dùng bột khô và làm theo cách mình đã hướng dẫn, bột sẽ vẫn mềm, mượt và ngon không kém khi làm bằng phương pháp cầu kỳ.

{keywords}

Có người nói bánh trôi ngon hơn bởi sự đậm đà khi cắn vào từng viên bánh thấy nước đường ứa ra, quyện cùng lớp vỏ bánh thơm thoang thoảng mùi vừng; cũng có người nói bánh chay ngon hơn bởi cái vị bùi bùi của đậu xanh, mềm mịn của bột bánh và thanh thanh, nhè nhẹ, man mát của nước bột sắn - nhất là khi bạn dùng loại bột sắn được ướp hoa bưởi thì món ăn trở nên thật tinh tế và hấp dẫn hơn rất nhiều.

{keywords}

Tết Hàn Thực, nhà nào cũng đặt lên bàn thờ ít nhất là một đĩa bánh trôi - một bát bánh chay. Thời nay, nhiều người bận rộn và không có thời gian để tự làm bánh thì có thể ra ngoài mua bánh làm sẵn. Tuy nhiên nếu bạn có thể bỏ ra chút thời gian cùng cả nhà quây quần nặn bánh, làm bánh trôi bánh chay - chắc hẳn dịp Tết Hàn Thực sẽ trở nên vui và "ấm áp" vô cùng đấy!

II. Bánh trôi bánh chay biến tấu:

1. Bánh trôi bánh chay vị trà xanh:

{keywords}

Bánh trôi bánh chay ngoài hương vị truyền thống thì chúng ta còn có thể biến tấu theo nhiều cách khác nhau để làm món ăn này thêm độc đáo và hấp dẫn để Tết Hàn thực thêm sắc màu. Bánh trôi bánh chay có lớp vỏ dẻo dai, không bị bung vỡ khi luộc. Phần nhân ngọt vừa, bùi thơm rất dễ ăn vị trà xanh thanh mát hoà quện vào vị ngọt thơm vô cùng hấp dẫn.

2. Bánh chay tam sắc:

{keywords}

Làm bánh chay sắc màu không khó, chỉ thêm một vài bước là bạn đã có món bánh chay thật mới lạ và đẹp mắt. Bánh ăn có thêm mùi thơm nhẹ của lá dứa, bùi bùi của đậu xanh, ngọt mát và dẻo. Bình thường các bé có thể ít ăn bánh nhưng khi thấy mẹ làm bánh chay sắc màu này chắc chắn sẽ vô cùng hào hứng mà ăn thật nhiều đấy!

3. Bánh trôi hình chân mèo:

{keywords}

Thông thường với món bánh trôi của ngày Tết Hàn Thực, bạn chỉ vớt ra đĩa rồi rắc vừng; tuy nhiên nếu làm vậy khi ăn bạn dùng dĩa lấy bánh sẽ dễ làm bánh bị méo hình. Để nhìn thấy rõ chiếc bánh hình chân mèo đáng yêu và khi ăn dễ dàng hơn; bạn có thể biến tấu với món bánh trôi này bằng cách đun nước bột sắn dây loãng đập thêm chút gừng (tùy thích) để ăn cùng bánh nhé!

4. Bánh nhót:

{keywords}

Mỗi năm vào dịp Tết Hàn thực, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những đĩa bánh trôi bánh chay hay những bát bánh nhót thơm nồng xuất hiện trong từng căn nhà, từng ngõ phố - nhất là ở miền Bắc. Tuy không phổ biến như bánh trôi bánh chay nhưng bánh nhót cũng có chỗ đứng riêng của nó trong lòng những người yêu ẩm thực Việt. 

Với cách làm bánh nhót xào mật này, món bánh nhót của bạn dường như đậm đà hơn hẳn, ấm nồng hương gừng, dẻo dai vị bánh. Mỗi viên bánh được nặn thật vừa vặn để bạn thả vào miệng, nhâm nhi từng miếng và cảm nhận vị ngọt đặc biệt của mật thấm trên miếng bánh dẻo mịn, để khi đã được thưởng thức một lần thì hẳn sẽ không thể nào quên được cái vị ngon dân dã mà nồng đượm như tính cách những người con đất Bắc.

5. Bánh trôi mặn:

{keywords}

Bánh trôi mặn là luồng gió mới, góp phần đa dạng hoá hơn hương vị của món ăn thân thương và gắn bó với bao thế hệ. Viên bánh trôi mặn tròn trịa lững lờ nổi trong chén nước dùng sóng sánh toả hương. Vị bánh đậm đà tạo cảm giác thích thú cho người ăn và đưa họ đến gần hơn những mong ước mọi chuyện luôn trôi chảy, viên mãn và hạnh phúc.

(Theo Tri thức trẻ)