Ở nhiều quốc gia, tình trạng vô sinh chỉ được chẩn đoán khi người phụ nữ không có khả năng thụ thai sau 12 tháng quan hệ tình dục thường xuyên, không sử dụng các biện pháp tránh thai. Trong khi tại Anh là sau 24 tháng.

Theo Sở Y tế quốc gia Anh, dưới đây là một số các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở phụ nữ:

YẾU TỐ NGUY CƠ:

- Tuổi tác: Khả năng sinh sản của phụ nữ thường bắt đầu suy giảm kể từ độ tuổi 32 trở đi.

- Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ vô sinh ở cả nam giới và phụ nữ. Bện cạnh đó, hút thuốc còn làm giảm hiệu quả của việc điều trị vô sinh. Đặc biệt, thai phụ hút thuốc còn làm tăng nguy cơ sẩy thai.

- Uống rượu: Khả năng mang thai của chị em có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc uống rượu.

- Thừa cân hoăc béo phì: Tình trạng béo phì ở các nước công nghiệp phát triển thường liên quan đến lối sống ít vận động, là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây vô sinh ở phụ nữ.

{keywords} 

- Rối loạn ăn uống: Những phụ nữ áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân hà khắc có thể phát triển chứng rối loạn ăn uống, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

- Ăn chay: Nếu thực hiện chế độ ăn chay nghiêm ngặt, chị em cần bổ sung đủ chất sắt, axít folic, kẽm và vitamin B12, nếu không, khả năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng.

- Tập thể dục quá sức: Những chị em thường xuyên tập thể dục hơn bảy giờ mỗi tuần có thể ảnh hưởng đến vấn đề rụng trứng.

- Thiếu vận động: Lối sống thiếu vận động có liên quan đến việc giảm khả năng sinh sản ở cả nam giới và phụ nữ.

- Bị bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs): Như bệnh nhiễm khuẩn chlamydia có thể làm tổn hại chức năng ống dẫn trứng. Trong khi, một số bệnh STIs khác có thể gây vô sinh.

- Tiếp xúc với một số hóa chất: Một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kim loại (chì) và dung môi có liên quan đến vấn đề sinh sản ở cả nam giới và phụ nữ.

- Căng thẳng thần kinh: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình rụng trứng phụ nữ có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thường xuyên bị căng thẳng thần kinh.

NGUYÊN NHÂN:

- Rối loạn rụng trứng: Các chuyên gia cho biết, vấn đề liên quan đến rụng trứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh ở phụ nữ. Thông thường, buồng trứng sẽ sản xuất một quả trứng hàng tháng. Trong một số trường hợp, người phụ nữ không sản xuất trứng như bình thường có thể do:

{keywords} 

- Suy buồng trứng sớm: Buồng trứng của chị em ngừng làm việc trước thời điểm 40 tuổi.

- PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang): Buồng trứng của chị em hoạt động bất thường. Bên cạnh đó, cơ thể chị em cũng có mức androgen cao. Khoảng 5% đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị ảnh hưởng bởi hội chứng PCOS với mức độ khác nhau.

- Hyperprolactinemia (cường prolactin máu): Khi nồng độ prolactin trong máu cao có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng và khả năng sinh sản ở phụ nữ.

- Chất lượng trứng kém: Trứng bị hư hại hoặc phát triển bất thường không thể đậu thai. Những phụ nữ càng lớn tuổi, rủi ro này càng cao hơn.

- Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc tuyến giáp hoạt động kém.

- Một số bệnh mãn tính, chẳng hạn như AIDS hay ung thư.

- Vấn đề trong tử cung hoặc ống dẫn trứng: Trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung (dạ con), nơi nó thụ tinh và phát triển. Nếu có điều gì bất ổn trong tử cung hoặc ống dẫn trứng, chị em khó có khả năng thụ thai tự nhiên.

- Phẫu thuật: Phẫu thuật vùng chậu đôi khi có thể để lại sẹo hoặc gây tổn hại ống dẫn trứng. Trong khi phẫu thuật cổ tử cung có thể gây sẹo hoặc rút ngắn cổ tử cung, làm tăng nguy cơ vô sinh.

- Thuốc: một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ bao gồm:

- NSAID (thuốc không steroid chống viêm): Những phụ nữ dùng aspirin hoặc ibuprofen dài hạn có thể gặp khó khăn hơn trong việc thụ thai.

- Hóa trị: Một số loại thuốc dùng trong hóa trị liệu có thể dẫn đến suy buồng trứng ở phụ nữ. Trong một số trường hợp, tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể là vĩnh viễn.

- Xạ trị: Nếu xạ trị nhằm vào các bộ phận gần cơ quan sinh sản, chị em có nguy cơ cao đối diện với vấn đề khó thụ thai.

- Sử dụng thuốc bất hợp pháp: Một số chị em sử dụng cần sa hay cocaine khó có thể duy trì khả năng sinh sản.

(Theo Medicalnewstoday/ PNO)