Bộ phim tài liệu vừa ra mắt có thể sẽ làm dấy lên tranh luận mới về một trong những bí ẩn lâu năm nhất châu Á: Chuyện gì đã xảy ra với Jim Thompson, ông vua của ngành lụa Thái Lan?

AP đưa tin bộ phim Who Killed Jim Thompson (tạm dịch: Ai đã giết Jim Thompson) lần đầu được trình chiếu hôm 20/10 tại Liên hoan phim quốc tế Eugene tại bang Oregon, Mỹ.

Jim Thompson, người được mệnh danh là "vua lụa Thái Lan", đã mất tích một cách bí ẩn cách đây 50 năm khi đi chơi trong rừng tại Malaysia. Dù một cuộc tìm kiếm quy mô lớn được triển khai, người ta không thể tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của ông.

{keywords}

Bức ảnh chụp ông Thompson không lâu trước khi mất tích tại Malaysia vào năm 1967. Ảnh: AP.

Từ đó, những giả thiết về số phận của Thompson liên tục hình thành: ông bị hổ tấn công; ông bị lạc và chết trong rừng sâu; ông chủ động biến mất vì mưu đồ chính trị. Tuy nhiên, những tác giả của bộ phim tài liệu trên nói họ có bằng chứng mới cho thấy Thompson, cựu nhân viên tình báo người Mỹ, đã bị sát hại.

"Có đủ mọi loại giả thiết và phần lớn là những giả thiết ngớ ngẩn, nhưng tôi hy vọng rằng bộ phim của chúng tôi sẽ có thể phần nào đó giúp chấm dứt mọi chuyện", nhà sản xuất Barry Broman nói với AP.

Những nhà làm phim nói họ đã có được cơ hội quý giá một cách đầy bất ngờ. Một người quen cũ đã kể cho họ nghe câu chuyện về một lời thú nhận lúc lâm chung. Sau đó, họ tìm thấy nguồn tin thứ hai cung cấp những thông tin trùng khớp với câu chuyện mà họ được nghe.

Kết luận của họ là Thompson đã bị giết hại bởi những kẻ nổi dậy ở bang Malaya, Malaysia. Những người này cảm thấy nghi ngờ vì ông đến khu rừng và đề nghị gặp gỡ người đứng đầu của nhóm, khi đó vốn đang bị chính phủ Malaysia truy lùng gắt gao.

{keywords}

Ông Thompson tại Bangkok, Thái Lan, vào tháng 11/1966. Ảnh: AP.

Ông Broman, người đã có hàng chục năm kinh nghiệm về châu Á trong các vai trò nhiếp ảnh gia, lính thủy đánh bộ thuộc quân đội Mỹ cũng như nhà ngoại giao, nói kết luận trên là không thể chối cãi. "Jim sẽ không bao giờ được tìm thấy. Ông ấy bị sát hại".

Các nhà làm phim thừa nhận giả thiết về việc "vua lụa Thái Lan" bị sát hại không mới, nhưng họ tin rằng thông tin mà họ cung cấp có giá trị thực tế hơn.

Trong khi một số kết luận của bộ phim có vẻ hợp lý dựa trên những gì đã biết về cuộc đời Thompson, không có gì là chắc chắn vì bộ phim dựa trên nguồn tin thứ hai từ người thân của những người được cho là có liên quan, để lại nhiều câu hỏi chưa thể trả lời.

Trong Thế chiến 2, Thompson là một đặc vụ nhận nhiều huân huy chương của Cơ quan Công tác Chiến thuật (OSS), tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ngày nay. Chiến tranh kết thúc, ông đóng tại Thái Lan cùng OSS rồi xây dựng cuộc sống tại đây sau khi trở thành doanh nhân và thành lập xưởng lụa vào năm 1948.

Thompson đã giúp hồi sinh ngành dệt lụa của nước Thái và công ty của ông trở thành một trong những thương hiệu xa xỉ hàng đầu Thái Lan. Công ty này hiện vẫn hoạt động và họ từ chối bình luận về những giả thiết mới nhất liên quan đến số phận người sáng lập.

"Vua lụa" huyền thoại mất tích vào ngày 26/3/1967 sau khi đến cao nguyên Cameron ở Malaysia để nghỉ ngơi cùng một số người bạn Singapore. Những người tại ngôi nhà nghỉ mát nói sáng hôm đó ông rời khỏi nhà, đoán là đi dạo trong rừng, và không bao giờ quay trở lại.

Ứng xử của mẹ chồng trước mâu thuẫn giữa con gái và con dâu

Ứng xử của mẹ chồng trước mâu thuẫn giữa con gái và con dâu

Trước những va chạm của con gái và con dâu, bà Trang chia sẻ rằng, cách làm của bà là bắt con gái nhường nhịn, chịu thiệt thòi trước em dâu.

Nước mắt cha rơi ngày tiễn con gái về nhà chồng

Nước mắt cha rơi ngày tiễn con gái về nhà chồng

Hình ảnh những người cha mắt đỏ hoe, bịn rịn đưa con gái về nhà chồng đã khiến cho nhiều người xem xúc động.

Hướng dẫn viên cho khách Tây kể chuyện kiếm tiền tỷ, mua nhà phố cổ

Hướng dẫn viên cho khách Tây kể chuyện kiếm tiền tỷ, mua nhà phố cổ

So với hướng dẫn cho khách du lịch nội địa thì hướng dẫn viên cho khách Tây được xem là sang chảnh hơn. Bởi dẫn khách Tây, thu nhập của hướng dẫn viên cao hơn và thái độ khách Tây ứng xử văn minh hơn… ”.

(Theo Zing)