Hồ điều tiết, diện tích 7 ha, trên địa bàn phường Trường Thạnh, quận 9, TP.HCM thông ra sông Đồng Nai, hồ này có chức năng thông thoát nước cho khu dân cư. 

{keywords}
Hồ có diện tích 7 ha, thông ra sông, nước trong xanh. Ảnh: T.A.

Anh Nguyễn Văn Tuấn làm nghề bán rau củ, thường xuyên mang lưới ra hồ giăng bắt cá về bán kiếm thêm thu nhập.

{keywords}
Đồ dùng bắt cá của anh Tuấn là chiếc thuyền, lưới và thức ăn dụ cá. Vì chờ lâu cá không có, anh thu dọn đồ ra về. Ảnh: T.A.

Trưa ngày 3/7, sau khi bán hàng xong, anh cũng mang lưới ra hồ giăng bắt cá. Giăng lưới xong, ngồi chờ hai giờ, không con cá nào mắc lưới, anh thu dọn đồ ra về.

Anh Tuấn cho biết, do hồ thông ra sông nên thường có cá rô phi, cá chép, cá trê… từ sông vào. Nước trong hồ trong xanh, vì thế, nhiều người hay đến câu, bắt cá về ăn.

‘Thường ngày, tôi thả lưới xuống là có cá mang về. Hôm nay, trời mưa, chắc người ta đóng chắn lại, cá không vào được’, anh Tuấn giải thích về việc mình không bắt được con cá nào.

{keywords}
Thấy cần có động tĩnh, các cần thủ giật cần nhưng không thấy cá, họ chỉ biết lắc đầu. Ảnh: T.A.

Từ quận Bình Thạnh, anh Nguyễn Thanh Sơn, hiện 31 tuổi đọc được tin hồ điều tiết có nhiều cá nên rủ bạn mang cần, ghế ngồi, thức ăn cho cá, mồi câu vượt đường xa đến ngồi buông cần giữa trưa.

Anh cho biết, anh có niềm vui với việc ngồi lặng im bên bờ sông quan sát cá cắn câu. Mỗi khi đọc được thông tin về nơi nào có ao cá, nước trong xanh anh sẽ tìm đến, dù ở bất cứ đâu.

‘Tôi có tham gia nhóm chia sẻ về việc câu cá trên mạng. Anh em chúng tôi ai biết chỗ nào câu cá tự nhiên sẽ chia sẻ trong nhóm. Những anh em khác đọc được thông tin sẽ tìm đến’, anh Sơn nói.

{keywords}
Để dụ cá vào bờ, các cần thủ sẽ rải thức ăn xuống nước. Ảnh: T.A.

Anh Sơn làm huấn luyện viên bơi lội. Thời gian rảnh, anh giải trí bằng việc mang cần đến ao câu cá.

‘Tôi mới đến hồ lần đầu. Nghe bảo, ở đây có nhiều cá và được câu miễn phí, tôi tò mò. Không biết, hôm nay, chúng tôi có câu được con nào không’, anh Sơn vừa nói, vừa mang thức ăn rải xuống nước để dụ cá đến gần bờ.

{keywords}
Các cần thủ chuẩn bị đồ rồi ặng lẽ ngồi buông cần. Ảnh: T.A.

Cạnh đó, anh Lộc, hiện 52 tuổi, công nhân xây dựng cũng sắm một bộ cần 1,5 triệu đồng ra hồ, che chiếc dù ngồi lặng im quan sát cá cắn câu. Lâu lâu, thấy chiếc cần có động, anh giật mạnh nhưng cá không cắn câu liền thở dài: ‘Nó ăn mồi xong bỏ đi mất rồi’.

{keywords}
Anh Lộc cho biết, hồ cá câu miễn phí nên ai đến cũng được. Ảnh: T.A.

Anh Lộc cho biết, hồ này ngày nào cũng có người đến câu và bắt cá. Ban ngày, trời nắng hoặc mưa, các cần thủ sẽ che dù ngồi câu. Ban đêm, các cần thủ sẽ mang đèn pin đến soi sáng và ngồi quan sát cá cắn câu. Có hôm, họ ngồi đến tận khuya mới về.

‘Tôi phải đi làm nên tuần chỉ đi hai lần. Mỗi lần, tôi ngồi khoảng 2 tiếng’, anh Lộc nói và cho biết, khi câu được cá to anh sẽ mang về ăn, còn cá nhỏ sẽ thả lại hồ. ‘Đi câu chủ yếu là vui và giải trí thôi. Cá cắn câu thì vui, không có cũng không sao’, anh công nhân xây dựng nói.

{keywords}
Các cần thủ mang ghế ra bờ hồ và buông cần. Ảnh: T.A.

Theo ông Hồ Ngọc Tùng, quyền chủ tịch UBND phường Trường Thạnh cho biết, thời gian qua địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo an toàn cho các hộ dân lân cận và những cần thủ xa gần đến câu cá như: thực hiện đặt biển cảnh cáo, biển cấm và tổ chức lực lượng bảo vệ thương xuyên kiểm tra nhắc nhở để đảm bảo phòng chống đuối nước cho những người lại gần hồ.

Gặp người viết thư tình xuyên thế kỷ ở Bưu điện Sài Gòn

Gặp người viết thư tình xuyên thế kỷ ở Bưu điện Sài Gòn

8 giờ sáng, ông Ngộ đạp xe từ nhà đến bưu điện ngồi viết thư tay cho khách. Chiều 3 giờ 30 phút ông đạp xe về.   

Tú Anh