Anh Tùng đã gây giống được hơn 8.000 con cà cuống, đem lại cho anh nguồn thu nhập gần 4 triệu đồng/ngày.

Sau hai năm kiên trì nghiên cứu mô hình nuôi cà cuống, trang trại nuôi cà cuống của anh Lê Thanh Tùng tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TpHCM đã ra đời. Đến nay, anh Tùng đã gây giống được hơn 8.000 con cà cuống.

Khi nhắc đến cà cuống, người ta thường hay nghĩ đến một loại nước mắm cà cuống có hương vị rất đặc trưng ở phía Bắc. Lâu nay, cà cuống gần như đang bị lãng quên bởi loài côn trùng này đang dần biến mất trong tự nhiên. 

Hiện nay, chỉ còn một số quán bánh cuốn Hà Nội còn duy trì loại nước mắm chấm cà cuống này.

Chính vì sự quí hiếm này, sau nhiều năm nghiên cứu, anh Tùng đã thực hiện thành công mô hình nuôi cà cuống. Hiện mỗi ngày anh Tùng xuất ra thị trường tại các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh 100 con với giá 35.000-40.000 đồng/con, thu về gần 4 triệu đồng/ngày. Tính ra, cả tháng anh có thể thu hàng trăm triệu đồng.

Ngoài ra, anh còn bán con giống trong thời gian đẻ trứng với giá 300.000 đồng/con, cho người có nhu cầu nuôi, nghiên cứu.

{keywords}

Sau hai năm kiên trì nghiên cứu qua sách, báo, internet,... anh Lê Thanh Tùng đã cho ra đời thành công mô hình nuôi cà cuống tại Củ Chi. Chiều cao của bể nuôi từ 20-30cm, tùy loại cà cuống mà mật độ nuôi trong mỗi hồ là khác nhau: 20-25 con/m2 bể nuôi với cà cuống sinh sản và 80-100 con/m2 bể nuôi với cà cuống lấy thịt.

{keywords}

Theo anh Tùng, phải tạo ra không gian phù hợp để nuôi cà cuống, tránh để mật độ nuôi dày quá sẽ dẫn đến tình trạng cà cuống tự ăn thịt nhau khi đói hoặc phát triển không tốt trong môi trường chật hẹp

{keywords}

Là giống côn trùng sinh sản tốt, phát triển nhanh nên cà cuống mất khoảng thời gian 2,5 tháng để một con non mới nở có thể cho sinh sản; và khoảng 1,5 tháng để một con non có thể trưởng thành cho lấy thịt. Nếu môi trường nuôi tốt thì cà cuống cũng dễ phát triển vì đây là loài ăn tạp và khá háu ăn với nguồn thức ăn đa dạng gồm: tôm, tép, nhái, nòng nọc, cá con, dế…

{keywords}

Hàng ngày, anh Tùng cho ăn đều đặn


{keywords}

Ngoài ra, anh Tùng còn cho ăn loại hức ăn tổng hợp cho cà cuống.

{keywords}

Với mô hình nuôi quy mô, khoa học, anh Tùng đã nhân giống từ 5 con cà cuống ban đầu bắt từ tự nhiên, đến nay, đã có khoảng hơn 8.000 con cà cuống khỏe mạnh.

{keywords}

Cà cuống rất thích bám trên các loại cây được thả tự nhiên trong các bể nuôi như bèo tây.

{keywords}

Sau 1,5 tháng chăm nuôi, Cà cuống có thể cho thu hoạch lấy thịt.

{keywords}

Một con cà cuống đạt tiêu chuẩn có cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình 7-8cm, có con lên đến 10-12cm. Giá một con cà cuống khoảng 35.000 - 40.000 đồng.


{keywords}

Hiện nay, Cà cuống được coi là loài côn trùng quý hiếm, có nhiều công dụng đặc biệt là tinh dầu thơm. Tinh dầu cà cuống có mùi đặc biệt gần giống như mùi quế, có công dụng làm thuốc chữa các bệnh tè dầm cho trẻ em, hoặc kích thích sinh lý với người lớn.


{keywords}

Là giống côn trùng sinh sản tốt, phát triển nhanh nên cà cuống mất khoảng thời gian 2,5 tháng để nhân giống, sinh ra một con non mới nở có thể cho sinh sản; và khoảng 1,5 tháng để một con non có thể trưởng thành cho lấy thịt.

{keywords}

Ngoài việc nuôi cà cuống là mô hình kinh tế mang lại giá trị kinh tế cao cho các gia đình mà còn góp phần bảo tồn loại côn trùng quý hiếm này. Anh Tùng cho biết, anh sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm nuôi cà cuống của mình cho bất cứ ai để nhân rộng loại côn trùng quý hiếm này và mang lại nguồn thu nhập cao cho người nuôi.

Đinh Quang Tuấn