1. Pháp

{keywords}
 

Ở Pháp, khi có cặp đôi kết hôn, đặc biệt khi cặp vợ chồng còn trẻ, bạn bè và gia đình họ sẽ tụ tập ở nhà của cặp đôi để la hét, múa hát, gây ầm ĩ bằng xoong chảo, nồi niêu.

Cặp vợ chồng mới cưới sẽ phải đi ra ngoài, phục vụ đồ uống và đồ ăn vặt cho các vị khách không mời. Thậm chí, có trường hợp phải đưa tiền để các vị khách rời đi.

Trong vài trường hợp, nếu các vị khách bị lờ đi, họ sẽ đập phá nhà cửa và bắt cóc chú rể. Sau đó, anh ta sẽ phải tự tìm đường về nhà trong tình trạng bị lột hết quần áo.

Phong tục này bắt nguồn từ thời trung cổ. Khi các góa phụ được cho là kết hôn quá sớm, hàng xóm sẽ có hành vi gây rối trong đêm tân hôn. Tuy nhiên, khi phong tục được lưu giữ tới bây giờ thì nó được thực hiện trong niềm vui của tất cả mọi người.

2. Mauritania

{keywords}
 

Ở Mauritania, người ta quan niệm rằng một cô gái càng to béo thì càng hấp dẫn. Đó là lý do tại sao các bậc cha mẹ lại gửi những cô bé chỉ mới 5 tuổi tới ‘trại hè béo’ để tăng cân.

Truyền thống này có tên là Leblouh. Các bé gái bị ép ăn một lượng thức ăn khổng lồ, có khi lên tới 16.000 calo/ ngày.

Truyền thống này bắt nguồn từ niềm tin cho rằng kích thước của một người phụ nữ tương đương với không gian mà cô ấy chiếm giữ trong trái tim người chồng. Kích thước của một người phụ nữ cũng cho thấy tài sản của người chồng. Anh ta càng giàu thì càng có khả năng cưới được một cô vợ to béo.

3. Scotland

{keywords}
 

Làm bẩn cô dâu, chú rể là phong tục trong đám cưới truyền thống của Scotland, được thực hiện trước khi lễ cưới diễn ra. Họ tin rằng đó là cách tượng trưng cho những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân.

Cô dâu, chú rể sẽ bị bôi bẩn bằng trứng sống, cá chết, thức ăn thối, nhựa đường, bùn… hoặc bất cứ thứ gì làm bẩn họ.

Sau đó, họ sẽ bị trói vào một cái cây hoặc bị đưa dạo quanh thị trấn bằng một chiếc xe tải. Mục đích là khiến họ càng khó chịu càng tốt và có nhiều người chứng kiến càng tốt. Người ta tin rằng khi cặp đôi trải qua việc này cùng nhau thì họ mới có thể đi qua những thử thách và đau khổ trong cuộc hôn nhân. Tập tục này vẫn còn được thực hiện ở hầu hết các vùng nông thôn phía đông bắc Scotland.

4. Trung Quốc

{keywords}
 

Dân tộc Thổ Gia của Trung Quốc có một truyền thống là cô dâu phải khóc trong lễ cưới. Những người già tin rằng hành động này là để thể hiện sự biết ơn, tình yêu của cô dâu với bố mẹ mình và các thành viên trong gia đình.

Nếu cô dâu không khóc, các vị khách sẽ coi thường cô và đánh giá cô dâu là một cô gái không được giáo dục tốt. Chính vì thế, cô dâu phải tập luyện cho màn khóc này trước lễ cưới khoảng 1 tháng. Mỗi buổi tối, họ sẽ dành khoảng 1 giờ tập luyện khóc thật to. Sau 10 ngày, mẹ cô dâu sẽ tham gia buổi tập luyện, rồi sau đó đến bà cô dâu và các thành viên nữ trong gia đình.

Những giọt nước mắt này không thể hiện nỗi buồn, mà thể hiện niềm vui và hi vọng. Ngày nay, phong tục này không còn phổ biến nữa.

5. Đảo Borneo, Malaysia

{keywords}
 

Điều kỳ lạ trong đám cưới ở đảo Borneo là cô dâu, chú rể bị cấm sử dụng phòng tắm trong 3 ngày sau lễ cưới. Điều đó đồng nghĩa với việc họ phải nhịn đại tiện và tiểu tiện trong 3 ngày liên tiếp.

Nếu họ dùng phòng tắm trong thời gian 3 ngày, đó sẽ bị coi là điềm gở cho hôn nhân của họ. Người ta cảnh báo rằng có thể 1 trong 2 người sẽ không chung thủy hoặc con cái họ sẽ bị chết trẻ.

Trong 3 ngày, cặp đôi sẽ bị giám sát, được cho ăn uống ở mức tối thiểu. Sau 3 ngày, họ được phép sử dụng phòng tắm và quay trở lại cuộc sống bình thường.

10 phong tục kỳ bí của Hàn Quốc khiến du khách tò mò

10 phong tục kỳ bí của Hàn Quốc khiến du khách tò mò

Dù là quốc gia phát triển nhưng ở xứ sở kim chi vẫn còn nhiều phong tục khá kỳ lạ và bí ẩn.

Nguyễn Thảo (Theo List Verse)