- Cứ từ 16 giờ, ông rời nhà. Ông mang trên người một giỏ xách chứa đầy nhang. Chiếc sáo trúc được ông cẩn thận cầm trên tay. Ra khỏi hẻm, ông lên chiếc xe ôm quen thuộc. Không cần nói đi đâu, chỉ cần biết hôm nay thứ mấy là anh xe ôm chở ông đến đúng điểm đến.

Hôm nay ông đến khu vực cư xá Đô Thành (Q.3). Ông xuống xe. Anh xe ôm dựng xe đặt ông lên lề. Ông lần mò rảo bước cùng lúc đưa cây sáo lên môi và khúc nhạc trầm bổng vang lên ...

Ông là Nguyễn Văn Châu, 68 tuổi. Nhà ông nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Trãi (P. Nguyễn Cư Trinh Q. 1 TP.HCM). Căn nhà ông ở rộng chưa đầy 10m2 vừa đủ cho ông để chiếc ghế bố và vài dụng cụ lặt vặt.

Ông ngồi trên ghế bố. Bên cạnh, một con chó và một con mèo quấn quýt. Con gái ông đang ngồi dưới nền nhà sửa chiếc bếp dầu hôi.

{keywords}

Ông Châu và 2 "người bạn".

Ông kể về cuộc đời mình. Mù mắt khi lên 3 sau cơn bệnh nặng, ông lớn lên bằng tình thương của gia đình. Ông không đi học nhưng ông cố gắng tiếp thu được những kiến thức cơ bản trong cuộc sống. Hơn 10 tuổi, ông bắt đầu đi làm, làm những gì có thể để tự mình vươn lên. Thời gian này, lúc rảnh ông mày mò tập thổi sáo.

Sau 1975, ông theo gia đình đi kinh tế mới ở Bình Phước. Tuy bị mù nhưng ông vẫn ngày ngày đi làm rẫy. Ông nói, ai làm gì tôi làm nấy. Tôi cũng chặt cây, chẻ củi. Người ta trồng lúa, trông bắp trồng khoai, tôi cũng trồng được.

{keywords}

Thổi một khúc nhạc trước giờ khởi hành.

Năm 1979, kinh tế mới mất mùa. Nhiều người bỏ về Sài Gòn sinh sống trong đó có gia đình tôi. Những ngày đầu ở thành phố, tôi tìm đến những nơi đông người dùng cây sáo mưu sinh. Được một thời gian, có chút vốn tôi bắt đầu đi buôn. Tôi đến các tỉnh miền trung như Phú Yên, Khánh Hòa, Phan Rang tìm mua mỗi chuyến khoảng 30kg gạo đem về Sài Gòn bán. Lúc này Sài Gòn thiếu gạo nên chuyến nào trót lọt cũng đều có lời tương đối khá.

Năm 1981, tôi gặp một phụ nữ từ Nha Trang vào tá túc ở chùa Bà Đen (chùa Ấn Độ ở Trung tâm Sài Gòn). Qua lời kể, chị là phụ nữ đơn thân nuôi 2 con nhỏ bị gia đình ruồng bỏ nên đã bỏ nhà vào đây. Nghe vậy tôi rất thương cảm. Từ đó, tôi và người phụ nữ ấy càng thân thiết hơn. Chúng tôi đến với nhau những lúc khó khăn, đỡ đần nhau lúc hoạn nạn. Rồi chúng tôi yêu và quyết định sống với nhau.

{keywords}

Hai cha con trong căn nhà chưa đươc 10m2.

Kết quả của mối tình ấy, một bé gái chào đời. Đó là đứa con chung của 2 chúng tôi cùng với 2 đứa con riêng của vợ trước đó, chúng tôi phải còng lưng để có đủ miếng ăn. Chật vật lắm, khó khăn lắm tôi phải đi thổi sáo làm hành khất trong những giờ rỗi rảnh để có tiền nuôi con. Một hôm, trong lúc đang ngồi ở góc đường thổi sáo xin ăn, tôi bị thu gom về Trung tâm bảo trợ xã hội. Bà xã tôi phải bế đứa con mới sinh đến xin, tôi mới được về.

Một mình tôi phải lo cho 5 miệng ăn trong suốt nhiều năm liền. Người bình thường còn vất vả huống chi tôi là người mù. Thương vợ, thương con tôi chấp nhận tất cả...

Chúng tôi sống như thế được vài năm. Hàng ngày tôi vẫn cứ cùng cây sáo đi xin ăn. Cuộc sống rất khó khăn nhưng tạm ổn qua ngày. Vậy mà, đến năm 1993 vợ tôi bỏ chồng, bỏ cả 3 con biền biệt ra đi. Tôi hụt hẫng nhưng rồi chợt hiểu ra, mình phải mạnh mẽ đứng lên thì các con mới sống được.

Một người bạn cũ tìm đến. Anh bán chịu cho tôi 30 thẻ nhang và khuyên tôi nên sống bằng nghề này. Đến nay, hơn 20 năm cùng với cây sáo trúc, tôi đi bán nhang khắp các nơi trong thành phố. 3 đứa con nay đã trưởng thành. Thằng con trai lớn đã có gia đình. Em nó hiện đang làm bảo vệ cho quán phở trên đường Nguyễn Trãi. Riêng đứa con gái, cháu Nguyễn Thị Thái Thanh đã lớn vẫn chưa có gia đình. Nó ở chung với tôi trong căn nhà này.

{keywords}

Bán nhang trên đường phố. (Ảnh: Hiếu Nguyễn) 

Cuộc sống của chúng cũng không khấm khá gì. Chỉ mong chúng tự lo để tôi đỡ nhọc nhằn. Nghe đến đây, Thái Thanh mỉm cười nhìn ông rồi nói: "Ba cháu khổ cả một đời rồi. Cháu phải kề cận sớm hôm miếng cơm chén nước để gọi là báo hiếu cho cha. Phải không chú?".

Trong nhà ông không có tài sản gì đáng giá. Cái đáng giá nhất chính là tình người đã thôi thúc một người mù nuôi nấng những đứa con riêng và chung đến lớn khôn ...

Cụ già gốc Việt quét rác nuôi cháu khiến người Mỹ khóc nghẹn

Cụ già gốc Việt quét rác nuôi cháu khiến người Mỹ khóc nghẹn

Cụ bà 67 tuổi gốc Việt làm công nhân quét dọn đường phố ở San Francisco để nuôi 3 đứa cháu nhỏ được báo Mỹ làm phóng sự.

Cụ già 97 tuổi đi bộ khắp Sài Gòn bán bánh nuôi con tật nguyền

Cụ già 97 tuổi đi bộ khắp Sài Gòn bán bánh nuôi con tật nguyền

Công việc mưu sinh của cụ thật vất vả. Chúng tôi phát hiện ra cụ vào một buổi tối trên đường Cây Trâm.

Clip Cụ già nằm trên yên và lái xe máy bằng một tay gây bão mạng

Clip Cụ già nằm trên yên và lái xe máy bằng một tay gây bão mạng

Nhiều quái xế cũng ngỡ ngàng khi chứng kiến cảnh tượng lái xe “bá đạo” của cụ ông tóc bạc.

Câu chuyện với cụ già lúc sáng sớm của người bảo vệ khu phố

Câu chuyện với cụ già lúc sáng sớm của người bảo vệ khu phố

Với cái bao trên vai, tay cầm cây gậy có gắn nam châm, ông lầm lũi đi dọc theo bờ sông Vàm Thuật nhặt từng nắp chai, vỏ lon bia... 

Trần Chánh Nghĩa