Quán bánh xèo, bánh cóng Văn Nghệ mỗi ngày đỏ lửa từ 13 giờ chiều đến khoảng 18 giờ nhưng cũng có hôm 21 giờ quán mới nghỉ. Quán tồn tại đã 22 năm nay, để lại nhiều dấu ấn đặc biệt cho người thưởng thức. 

Không sân khấu, không ánh đèn, không dàn nhạc nhưng quán lại được gọi bằng một cái tên rất đỗi thân thương: Quán bánh xèo, bánh cóng Văn Nghệ. Quán nằm trên đường Lý Thường Kiệt (phường 8, quận Gò Vấp, TP.HCM) luôn đông khách bởi ngoài thưởng thức món ngon, thực khách còn được nghe giọng ca và ngón đàn khá điêu luyện...

Video anh đàn cho em gái hát:

Anh đàn, em hát trong cơn mưa chiều

Chúng tôi đến quán vào buổi chiều lúc khách chưa đông, vừa ngồi xuống, tiếng đàn đã réo rắt bên tai. 

Trong điệu nhạc trầm và buồn, một giọng hát vang lên: "Nhớ chiều nào em đến thăm anh, hai bên đường phố đã lên đèn. Mưa xuân giăng mờ trắng khung trời, ngồi bên nhau lưu luyến... ".

{keywords}

Quán bánh xèo, bánh cóng Văn Nghệ trên đường Lý Thương Kiệt vào buổi chiều mưa.

Người hát là một phụ nữ đứng tuổi, chị Lưu Thị Bạch Tuyết (53 tuổi), chủ quán. Người đệm đàn cho chị chính là anh trai ruột, anh Lưu Phước Đông (58 tuổi). 

Chị ngồi bên chảo dầu đang sôi với đầy ắp bánh cóng, quay mặt ra ngoài. Anh cầm đàn miên man theo tiếng nhạc. Cả hai người đang say sưa với bài hát "Mưa chiều kỷ niệm". 

{keywords}

Luôn đông khách.

Quán bánh xèo, bánh cóng Văn Nghệ mỗi ngày đỏ lửa từ 13 giờ chiều đến khoảng 18 giờ nhưng cũng có hôm 21 giờ quán mới nghỉ. Quán tồn tại đã 22 năm nay, để lại nhiều dấu ấn đặc biệt cho người thưởng thức. 

"Tên quán không phải do chúng tôi đặt. Cả nhà tôi đều có cùng một sở thích ca nhạc. Mẹ tôi chơi Mandolin, anh Đông chơi guitar và tôi thì thích hát nên thường xuyên tụ tập đờn ca. 

Mỗi lúc vắng khách, anh Đông đàn còn tôi hát cho vui. Khách cũng vào tham gia làm không khí sôi nổi và nhộn nhịp hẳn lên. Dần dần ai cũng biết quán này có ca nhạc và đã đặt tên cho quán là quán bánh xèo Văn Nghệ", chị Tuyết trải lòng.

{keywords}

Theo lời chị Tuyết, nghề bánh xèo không phải là nghề gia truyền. Sau nhiều lần đi ăn, chị cảm thấy thích làm loại bánh này nên mở quán bán. Ban đầu thì không ngon lắm nhưng nhờ bà con góp ý sửa đổi mới có chất lượng như hôm nay.

Ngoài bánh xèo, chị còn làm thêm bánh cóng, bánh khọt. Đây là những loại bánh đặc trưng của miền Nam với nguyên liệu chủ yếu là bột gạo. Các loại bánh này có cùng một đặc điểm là chiên vàng, giòn. 

Khách ăn bánh kèm với rau xanh các loại trong đó có cải bẹ xanh và xà lách dùng để cuốn với bánh.

{keywords}

Bánh xèo do một chị khác phụ trách.

Anh Trần Phương, một khách hàng, cho biết: "Tôi vẫn thường đưa cả gia đình đến đây thưởng thức bánh xèo và nghe chị Tuyết hát, anh Đông đàn. 

Bánh xèo thì ở đâu cũng có nhưng bánh xèo văn nghệ thì chỉ có ở đây. Cả nhà tôi ai cũng thích bánh xèo và 'nghiện' luôn giọng hát của chị chủ quán. 

Muốn được vừa ăn vừa nghe hát phải đến lúc vắng khách. Vì vậy tôi chỉ đến lúc mưa như hôm nay hoặc lúc quán 3 - 4 giờ chiều chắc chắn sẽ được thưởng thức giọng ca ngọt ngào của chị Bạch Tuyết".

{keywords}

Khách thưởng thức bánh xèo và bánh cóng

Hạnh phúc từ đôi đũa lệch

Chị Tuyết thường hát các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương... nhưng chị mê nhất vẫn là nhạc Trịnh. Trời mưa, nghe chị cất lên: "Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ. Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao..." khách đang ăn cũng phải ngừng lại để nghe đến hết bài.

Tuổi thơ của chị không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Chị bị sốt bại liệt từ năm lên 2 tuổi khiến một tay và một chân yếu đi. Sau nhiều năm kiên trì tập luyện và chạy chữa đến nay chị vẫn có thể làm tốt mọi việc.

Chị kể, ngày trước, chị chỉ học đến hết lớp 10 rồi nghỉ, đi làm. Mãi đến năm ngoài 30 tuổi, một người đàn ông rất trí thức, tốt nghiệp đại học Bách khoa đã tìm đến chị. Hai người kết tóc se duyên sau một thời gian hẹn hò.

Kết quả của mối tình ấy là một cậu con trai chào đời. Hai mươi mấy năm chung sống, hạnh phúc luôn ngập tràn trong căn nhà họ. Hiện nay đứa con trai của anh chị đang vào năm cuối đại học, con trai thứ hai cũng bước vào lớp 3.

Gia đình luôn đầy ắp tiếng cười và quán luôn đông khách là nguồn cảm hứng bất tận cho chị. Niềm vui đó chị gửi trọn vào tiếng hát khiến cho nhiều người không thể quên được quán bánh xèo Văn Nghệ.

Bên cạnh đó, tiếng đàn thánh thót của anh Đông giúp cho tiếng hát của chị thăng hoa. Anh Đông cũng đã lập gia đình và có hai con gái. Anh và gia đình sống ở miền Tây cho đến khi vợ anh mất. 

Anh mang các con gái cùng nỗi buồn về lại Sài Gòn. Anh và em gái bán bánh xèo. Trong những lúc rỗi rảnh anh đánh đàn hòa nhịp cùng em cho thỏa niềm đam mê và quên đi nỗi buồn trống vắng.

{keywords}

Anh Lưu Phước Đông

Hai con gái đã lớn, có thể tự lập được. Anh vẫn lủi thủi một mình, ôm đàn trong những lúc cô đơn. Anh tâm sự, đã từng có những nhạc sĩ, ca sĩ vào ăn rồi nghe anh đàn. 

{keywords}

Anh Đông chụp ảnh lưu niệm với ca sĩ phòng trà Đức Minh (áo đỏ) trong lần ca sĩ này ghé quán (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Một hôm nọ, sau khi đàn dứt bản nhạc, một người đàn ông mỉm cười và vỗ vai anh khen: "Hay lắm". Chỉ 2 tiếng thế thôi cũng làm anh vui vì anh biết người ấy là một nhạc sĩ tài danh.

Người đàn bà tuổi 70 dốc lòng nuôi cháu, cuối đời vất vưởng sống vỉa hè

Người đàn bà tuổi 70 dốc lòng nuôi cháu, cuối đời vất vưởng sống vỉa hè

Bà Ngọc Lan dành cả tuổi trẻ để làm lụng, nuôi người cháu ruột. Bà bán cả ngôi nhà đang ở để mua cho người cháu một ngôi nhà khác. Vậy mà, ở tuổi già bà bị đuổi ra ngoài đường, không có chỗ để qua đêm.

Món quà bất ngờ của nữ giám đốc khiến lính cứu hỏa xúc động

Món quà bất ngờ của nữ giám đốc khiến lính cứu hỏa xúc động

“Chữa cháy xong, người lấm lem, anh em đã thấm mệt nên chúng tôi xin phép trở về nghỉ ngơi. Khi về tới đơn vị thì chị giám đốc ấy đã đợi sẵn ở sân và không quên mang theo món quà này"...

Cụ bà 76 tuổi hát karaoke 'chuẩn như ca sĩ' hút triệu view

Cụ bà 76 tuổi hát karaoke 'chuẩn như ca sĩ' hút triệu view

Sau 4 ngày đăng tải trên Facebook, video đã thu hút hơn 1,5 triệu lượt xem; 126 nghìn lượt thích và 24.110 lượt chia sẻ.

Trần Chánh Nghĩa