Bản thân là một mẹ gửi con đi học trường Pháp, khối cấp tiểu học, trong buổi họp phụ huynh đầu năm cô giáo của con tôi cũng nhấn mạnh đến giờ đi ngủ sớm cho các cháu.

Năm học mới đã bắt đầu ở khắp mọi miền trên nhiều đất nước khác nhau. Vì mục đích cho một năm học mới thành công, một trường tiểu học tại bang Wisconsin Mỹ đã công bố giờ đi ngủ gợi ý cho trẻ lứa tuổi 5-12, bài viết được công bố cuối tháng 8 và nhanh chóng có hàng trăm nghìn lượt chia sẻ và yêu thích.

{keywords}

Ảnh chụp màn hình chia sẻ về giờ đi ngủ gợi ý cho trẻ từ 5-12 tuổi từ trang facebook của trường tiểu học Wilson Elementary nhận được hơn 54 nghìn lượt like của các phụ huynh.

Bản thân là một mẹ gửi con đi học trường Pháp, khối cấp tiểu học, trong buổi họp phụ huynh đầu năm cô giáo cũng nhấn mạnh đến việc đi ngủ sớm cho các cháu. Với lứa tuổi 6 bước sang 7, nhà trường Pháp khuyến khích các bé đi ngủ từ 7h30, muộn nhất là 8h tối để đảm bảo sáng hôm sau đi học tỉnh táo và minh mẫn.

(Nên nhớ, một người bình thường sẽ mất chừng 5-20 phút để tự đưa mình vào giấc ngủ, và việc tạo môi trường yên tĩnh để đi ngủ có thể kéo dài từ 10 - 30 phút cho việc đọc sách, kể chuyện cùng con. Điều này có nghĩa là các bé cần vào giường từ 7h-7h30!!!!)

Ngủ rất quan trọng. Ngủ đủ là tiền đề cho sự bình tĩnh, khả năng xử lý kỹ năng vật lý và kỹ năng cảm xúc của con người, đặc biệt là ở trẻ em bởi hệ thần kinh đang phát triển và ít khả năng chịu đựng sức ép tâm lý hơn.

Đồng thời, theo kinh nghiệm của một vài cô giáo về hưu tại Mỹ, trẻ em Mỹ thiếu ngủ trầm trọng và các cô gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền tải nội dung học đường cho những đứa trẻ lờ đờ và luôn coi học hành là nhàm chán, không muốn vào lớp và từ chối tập trung để giải quyết các bài học trên lớp.

Nhiều nghiên cứu chính thống đã bổ trợ cho thông tin được chia sẻ ở trên. Cơ quan phát ngôn của cơ quan Y tế Anh (NHS – National Health Service) có trình bày rất kỹ lưỡng về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khoẻ học đường của trẻ nhỏ cho đến tuổi thanh thiếu niên. Theo cơ quan này thì thời gian ngủ tương ứng của các lứa tuổi xấp xỉ như sau:

{keywords}

(Dịch từ nguồn NHS - cơ quan phát ngôn của cơ quan Y tế Anh)

Chính dựa vào thời gian trẻ cần ngủ, thời gian con cần thức dậy để đi học mà cha mẹ có thể xác định giờ đi ngủ tối ưu cho con.

Khoa học đã chứng minh rằng thời gian ngủ đêm vô cùng quan trọng, không kém gì ăn uống đủ chất và hoạt động thể lực để duy trì sức khoẻ phát triển trẻ em. Việc ngủ đủ giúp trẻ tỉnh táo, minh mẫn, không phụ thuộc vào đường và các chất kích thích để tạo sự hưng phấn đưa mình qua cơn buồn ngủ và mệt mỏi.

Với các trẻ được ngủ đủ ban đêm, ở mốc 4 tuổi bé tự bỏ giấc ngủ trưa.

Các trẻ nhỏ bị thiếu ngủ trường kỳ có thể hay cáu gắt, khóc vô cơ, khóc lâu không dỗ được, ở các trẻ lớn hơn thì mất ngủ có thể gây giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ, thường xuyên tìm kiếm sự kích thích về thể chất và tâm lý để vượt qua cơn mệt mỏi thần kinh. Ở các nước phương tây, các triệu chứng kích động tâm lý do thiếu ngủ có thể bị hiểu nhầm thành trẻ mắc hội chứng ADHD (Hội chứng tăng động, giảm chú ý).

Từ 1-3 tuổi trẻ cần 12-14h ngủ trong mỗi chu kỳ 24h của một ngày. Trạng thái tâm lý sợ xa cách hay nôm na là bám (cha) mẹ có thể làm ảnh hưởng tới thời gian nghỉ ngơi của bé. Đôi khi cha mẹ muốn con thức lâu hơn để vui chơi cùng con, nhưng thực tế khi bé thiếu ngủ và ngủ quá muộn, con lại càng gặp khó khăn trong việc tự thư giãn để đưa mình vào giấc ngủ có chất lượng. Các trường hợp bị quá căng thẳng thần kinh kéo dài có thể dẫn đến ngủ kém hoặc thức dậy nhiều lần trong đêm, giấc ngủ bị gián đoạn, không liền mạch.

Trẻ tiền học đường (dưới 6 tuổi) cần ít nhất 11-12h ngủ đêm. Những bé ngủ tốt ban đêm có thể không cần ngủ ngày mà chỉ cần một chút thời gian thư giãn yên tĩnh. Hầu hết các trường mẫu giáo thực hiện các hoạt động tĩnh cho trẻ sau bữa trưa: đọc sách, tô màu.

Trẻ 6-9 tuổi cần 10-11h ngủ ban đêm, tuy nhiên đây là khoảng thời gian mà nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc duy trì thời gian ngủ cho trẻ bởi bài tập về nhà, tivi, hoạt động ngoại khoá, máy tính và các thiết bị điện tử làm trẻ xao nhãng và từ chối đi ngủ. Trẻ thiếu ngủ ở tuổi này đặc biệt cáu kỉnh, tâm tính rất bất thường và gặp nhiều vấn đề học đường như thiếu tập trung, hoặc không tập trung đủ lâu, ngủ gật trong lớp.

Từ 10 tuổi đến hết tuổi teen, trẻ cần 9-10h ngủ đêm. Các em đang trải qua thời gian dậy thì có thể cần ngủ nhiều hơn.

{keywords}

Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả học tập của trẻ lứa tuổi học đường bị giảm sút. (Ảnh minh họa)

Thiếu ngủ tồn đọng nhiều ngày dù mỗi ngày chỉ 1h có thể tích tụ thành một đêm trắng thiếu ngủ chỉ sau 1 tuần. Ở tuổi teen thiếu ngủ có thể dẫn đến những vấn đề sau: kết quả học tập không ổn định, thiếu tập trung, mất trí nhớ ngắn hạn và mất hoặc trì hoãn khả năng phản ứng của cơ thể, cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ.

Nhiều thanh thiếu niên thiếu ngủ trong tuần có hướng ngủ bù vào cuối tuần, cùng với sự thay đổi của nếp sống, bạn bè và tuổi dậy thì các em càng ít được nạp đủ thời gian nghỉ ngơi cho hệ thần kinh. Việc ngủ bù cuối tuần tuy một phần giảm nhẹ sự thiếu ngủ tồn đọng tuy nhiên sự sinh hoạt không điều độ này lại gây hậu quả khó ngủ cho ngày tiếp sau. Do đó, cha mẹ của thanh thiếu niên cần giúp con có thời gian sinh hoạt điều độ. Ngủ đủ để đảm bảo chất lượng sinh hoạt.

Trên đây là bài viết của chị Thu Hà (Hà Chũn), một mẹ Việt đang sống và làm việc tại Malaysia sau bài viết "Các mẹ phát hoảng với bảng giờ đi ngủ của trẻ". Là đồng tác giả của cuốn sách "Nuôi con không phải là cuộc chiến" - một cuốn cẩm nang về việc rèn luyện thói quen ăn ngủ khoa học cho trẻ, chị đã chia sẻ những thông tin thuyết phục về vai trò của giấc ngủ đối với sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ trong từng lứa tuổi.

Nếu theo những thông tin này thì "nỗi ám ảnh" lớn nhất của bố mẹ Việt chắc chắn là giờ đi ngủ cho con, vì hiện nay, tổng thời gian ngủ của trẻ dường như không thể đủ để đảm bảo theo khung giờ này.

(Theo Mẹ Hà Chũn / Trí Thức Trẻ)