Với diện tích hơn 11.266 ha, thị xã Mường Lay nằm ở phía Bắc tỉnh Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 90 km.

Mường Lay nằm trong thung lũng hẹp dài, ngã ba giao cắt của sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Địa hình thị xã khá phức tạp với đồi núi cao, độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối nhiều.

{keywords}
Vẻ đẹp yên bình ở Mường Lay. Ảnh: Tuấn Anh

Thị xã mang nét đặc trưng của khí hậu vùng Tây Bắc, tiêu biểu cho nơi đất trời sông núi giao hoà. Dân cư chủ yếu là người Thái trắng, những mái nhà sàn của người Thái quần cư vừa cổ xưa với kiến trúc truyền thống vừa hiện đại cùng nếp sống còn lưu giữ đậm đặc chất bản địa, đến độ có người gọi là “mường Thái”.

Trong những năm gần đây, du lịch Mường Lay đang là một trong những hướng đi được chính quyền địa phương tập trung khai thác, phát triển. 

{keywords}
Từ khi công trình Thủy điện Sơn La hoàn thành, mực nước lòng hồ sông Ðà tại thị xã Mường Lay dâng cao, hồ rộng chừng 100ha đã tạo cho thị xã một cảnh quan du lịch sinh thái cực kỳ hấp dẫn. Ảnh: Dulich24
{keywords}
Ðồng bào dân tộc Thái với những dãy nhà sàn chạy dài bên hồ thủy điện. Ảnh: Báo Điện Biên Phủ
{keywords}
Du khách đến đây có thể du ngoạn lòng hồ ngắm cảnh sắc thiên nhiên và tham quan các mô hình nuôi cá lồng bè, trực tiếp tham gia trải nghiệm đánh bắt thủy sản. Ảnh: TTXVN
{keywords}
Lễ hội đua thuyền đuôi én của đồng bào dân tộc Thái trắng trên dòng sông Đà thu hút rất nhiều du khách tham dự. Ảnh: Báo Thời Đại
{keywords}
Lễ hội đua thuyền đuôi én hàng năm thường được tổ chức vào dịp đầu năm dương lịch (khoảng tháng 12 âm lịch) và đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc, một nét đẹp văn hóa của người dân thị xã Mường Lay nói riêng và đồng bào dân tộc Thái trắng sống bên dòng sông Đà nói chung. Ảnh: Báo Thời Đại
{keywords}

Trên đường đi vãn cảnh lòng hồ, du khách có thể ghé qua tham quan và tìm hiểu về dinh thự Đèo Văn Long, được xây dựng từ năm 1916 - 1918. Ảnh: Blogdulich.com

{keywords}
Do nằm thấp hơn tòa nhà chính, ngày nay các công trình này đã bị ngập một phần dưới làn nước của hồ thủy điện Sơn La. 
{keywords}
Theo lời kể của những người cao tuổi trong vùng, kiến trúc của khu dinh thự Đèo Văn Long là sự kết hợp giữa kiến trúc nhà sàn của người Thái với kiến trúc của người Pháp. Được xây dựng kiên cố như một pháo đài, khu dinh thự từng có tường bao cao trên 3m, dày 40cm, có bố trí nhiều lỗ châu mai (bức tường này hiện chỉ còn lại vết tích của một số đoạn). Ảnh: Blogdulich.com
{keywords}
Là thủ phủ lâu đời của người Thái trắng, đến nay Mường Lay vẫn nổi tiếng với cộng đồng dân tộc này. Ảnh: Dulich24
{keywords}
Mâm cơm gồm những món ăn đặc trưng của người Thái trắng ở Mường Lay, được chế biến từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như quả cà dại, lá đắng, rêu suối... Ảnh: VOV5
{keywords}

Bánh Khẩu xén - một trong những món ăn đặc sản của Mường Lay - thường được làm từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch. Nguyên liệu làm bánh gồm có gạo nếp nương, nếp cẩm, nếp tăm, sắn củ được lấy từ chính ruộng, nương của đồng bào. Ảnh: Báo Tài nguyên & Môi trường

{keywords}
Chị em phụ nữ bản Bắc, thị xã Mường Lay đang thực hiện một trong những công đoạn chế biến Khẩu Xén. Ảnh: Báo Tài nguyên & Môi trường

Mường Lay và tầm nhìn thời đại ở thị xã bé nhất Việt Nam

Mường Lay và tầm nhìn thời đại ở thị xã bé nhất Việt Nam

Là thị xã bé nhất cả nước, Mường Lay đang có những tiềm năng đặc biệt có thể đánh thức, nhất là khi xác định phát triển kinh tế xã hội song song với quá trình chuyển đổi số. 

Đăng Dương