Đó chính là suy nghĩ của tôi khi đọc câu chuyện đau lòng được chia sẻ trên mạng mấy ngày nay. 

Tôi biết xã hội hiện đại có nhiều cái oái ăm, nhiều mặt xấu hơn thời đại cũ. Nhưng chắc chắn, cuộc sống càng phát triển, con người càng phải hành xử tiến bộ, văn minh hơn chứ! Bây giờ có phải thời xa xưa đâu mà mẹ Cám bắt Tấm nhặt thóc. Bây giờ có phải thời phong kiến đâu mà dì ghẻ lại đánh đập, bắt con riêng của chồng nhịn đói...

Thế nhưng, hình như tôi đã lầm... khi đọc câu chuyện của cô bé xấu số ở TP.HCM. Tôi càng ngỡ ngàng hơn khi biết "dì ghẻ" kia chỉ thuộc thế hệ 9X, mới hai mấy tuổi đầu. Cô gái trẻ trung, xinh đẹp như thế mà sao tâm hồn lại đen tối, độc ác tới thế?

Công tâm thì "dì ghẻ" - người bạn đời thứ 2, thứ 3... của những ông bố cũng chẳng phải "vai dễ diễn". Và chính "con chồng" cũng phải "vai đơn giản". Để đơn giản hoá cuộc sống, "dì ghẻ" không được coi "con chồng" là tài sản, là cục nợ hay thứ vô hình. Cứ đối xử với nó thuần tuý như một đứa trẻ.

{keywords}
 

"Con chồng" ngoan ngoãn, dễ thương thì cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Còn nếu đứa trẻ nhìn mọi thứ tiêu cực, chống đối... thì câu chuyện lại bị đẩy lên cao trào khác. Nhìn cô bé 8 tuổi xấu số kia rướn người hôn lên má "dì ghẻ", chắp nối các dữ liệu mà người thân, hàng xóm kể..., tôi nghĩ đó là một đứa nhóc biết điều và ngoan ngoãn. Vậy tại sao, "dì ghẻ" không thể yêu thương nó như bất cứ đứa trẻ nào đi ngang qua đời mình?

Người ta vẫn có câu "thêm bạn, bớt thù". Đó chẳng phải việc nên làm nhất trong cuộc sống hay sao? Bớt một kẻ thù, bớt biết bao lo lắng. Thêm một người bạn, thêm biết bao niềm vui. Cuộc sống gia đình càng cần điều ấy!

"Dì ghẻ" kia rồi cũng có con. Nếu con riêng thành bạn, thành con mình, chẳng phải đứa con trong tương lai của "dì ghẻ" cũng có thêm chỗ dựa, thêm một người chị chăm chút, giúp đỡ? Chẳng ai có thể nắm tay suốt cả ngày, khi vắng bóng bố mẹ, chúng không dựa vào anh chị em thì biết trông cậy ở ai?

Xin được lấy câu chuyện của chính người thân trong gia đình tôi làm ví dụ. Chị gái tôi và anh rể cũng ly hôn khi họ có một con trai mới 3 tuổi. Lúc ly hôn, họ rất căng thằng nhưng cuối cùng đều đi đến quyết định chị tôi là người nuôi con.

Chị tôi hay đi công tác, chồng cũ sẵn sàng đón con về bên nội chăm sóc, họ cùng thống nhất con ở đâu cũng được, miễn là nó hạnh phúc. Sau này, anh rể tôi đi bước nữa, chị tôi kể lại rằng, chị ấn tượng nhất khi đến nhà chồng cũ thắp hương khi ông nội của con mất. Cậu bé đã dắt chị đến trước mẹ kế và nói: "Giới thiệu với mẹ, đây là người mẹ thứ hai của con". Chỉ một câu này thôi, đủ hiểu cậu con trai của chị tôi đã nhận được tình thương hay sự thù ghét từ "dì ghẻ".

Cuộc đời có rất nhiều lựa chọn. Tại sao một số mẹ kế không chọn cách sống như ca sĩ Mỹ Linh - cởi mở, gần gũi với con riêng của chồng hệt như con đẻ, thân thiết với con riêng của chồng như bạn bè? Để nhận về trái ngọt tuyệt vời: Anna coi Mỹ Linh hệt như mẹ đẻ và có khi còn thân thiết với chị hơn cả bố!

Còn nếu thật sự chán chường, ghét bỏ đứa con riêng kia, việc làm đơn giản nhất là bảo chồng trả nó về với mẹ. Khuất mắt trông coi, hết bực trong thân. Có vui vẻ và thoải mái hơn không? Đôi khi còn nhận được tiếng tốt là giúp mẹ con người ta đoàn tụ nữa!

Nếu cần lời mách bảo nào thì hãy sống với chồng bằng tình yêu và hãy sống với con của chồng bằng tình thương. Tôi nghĩ rằng đó là điều đơn giản nhưng tốt đẹp nhất mà mọi "dì ghẻ" đều phải khắc cốt ghi tâm, để cuộc sống thoải mái và hạnh phúc nhất trong tầm tay!

Độc giả Ngọc Phạm

Bé 8 tuổi bị 'dì ghẻ' hot girl bạo hành tử vong: Người bố đã ở đâu?

Bé 8 tuổi bị 'dì ghẻ' hot girl bạo hành tử vong: Người bố đã ở đâu?

Câu hỏi lớn mà dư luận xã hội vẫn quan tâm rằng bố đẻ của cháu bé ở đâu khi con phải chịu những đau đớn tận cùng ngay tại nhà của bố? Tại sao anh ta không ngăn cản bạo hành từ người tình?