{keywords}
Anh Phạm Duy Hưng năm nay 31 tuổi, tài sản quý giá nhất của anh lúc này không gì ngoài người mẹ đã 77 tuổi. Hai mẹ con sống trong một phòng trọ lụp xụp ở xóm Ruộng, nằm sâu trong một con hẻm trên đường Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh.
{keywords}
Anh Hưng làm bảo vệ ở một tiệm bánh. Mỗi ngày anh phải dậy từ 4h30, làm đến 13h. Anh về tranh thủ lo cơm nước cho mẹ rồi lại đi nhặt ve chai đến giữa khuya.
{keywords}
Mẹ anh Hưng là bà Trần Thị Điểm năm nay đã 77 tuổi, lúc nhớ lúc quên. Có lần bà đang ngủ bỗng giật mình thức giấc. Không thấy con đâu, bà vội vã đi tìm rồi bị lạc, may nhờ có bác xe ôm đưa về. Kể từ đó, anh Hưng phải chở bà theo lúc nhặt ve chai vì: 'Để mẹ ở nhà một mình lo lắm'.
{keywords}
Căn nhà lụp xụp chừng 10m2 với giá thuê 1,6 triệu đồng là nơi hai mẹ con tá túc mấy năm qua. Bố anh Hưng mất đã 4 năm. Hai năm trước, Ninh Bình có đợt rét, lo lắng mẹ ở quê không chịu được lạnh, anh quyết đưa mẹ vào nam tránh rét và cũng để chăm sóc cho mẹ già.
{keywords}
Bà Điểm vẫn giữ thói quen ăn trầu như khi còn ở quê. Tranh thủ sau giờ làm, anh Hưng trở về lo cơm nước cho mẹ.
{keywords}
Anh Hưng tranh thủ chợp mắt sau một ngày làm việc mệt mỏi.
{keywords}
Hai mẹ con bắt đầu đi nhặt ve chai lúc 18h, những khi anh Hưng đi làm bảo vệ, anh nhờ hàng xóm trông coi bà giúp vì sợ bà lại đi lạc.
{keywords}
Cả xóm Ruộng ai cũng quý anh Hưng vì tính anh hiền lành lại hiếu thảo với mẹ già.
{keywords}
Bà Điểm chuẩn bị cùng con đi nhặt ve chai.
{keywords}
Anh Hưng bế mẹ đi nhặt ve chai.
{keywords}
Hai mẹ con rong ruổi khắp các con đường ở Sài Gòn để tìm nhặt phế liệu.
{keywords}

Hôm về sớm cũng tầm 23h, hôm nào trễ cũng đến 1 -2h sáng, nhưng số tiền họ kiếm được chỉ khoảng 100.000 đồng. 4h30p sáng hôm sau, anh Hưng lại phải dậy để đi trực bảo vệ.

{keywords}
Công việc vất vả nhưng anh Hưng cho biết phải cố gắng làm để kiếm tiền lo cho mẹ. 'Lúc này chỉ mong mẹ khoẻ mạnh là tôi vui rồi'. Anh Hưng tâm sự.
{keywords}
Bà Điểm sinh 4 người con, anh Hưng là con út trong gia đình, cuộc sống ngoài quê khó khăn đã đưa đẩy họ vào nam mưu sinh.
{keywords}
Hai mẹ con vừa đi vừa nhắc lại những câu chuyện ở quê. Tết này anh Hưng cho biết không thể về quê vì không có đủ tiền mua vé xe. Cả hai ở lại Sài Gòn đợi sau Tết mới tính.
{keywords}
'Được bên mẹ ngày nào là vui ngày ấy'- đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của anh Hưng lúc này.
{keywords}
Công việc vất vả nhưng anh Hưng luôn lấy mẹ làm động lực để tiếp tục cố gắng.

 

{keywords}
Cuộc sống khó khăn nhưng hai mẹ con không thiếu tiếng cười.
{keywords}
Đôi lúc trên đường, những mạnh thường quân thấy hai mẹ con tội nghiệp nên cho một ít quà, tiền.
{keywords}
Những lúc minh mẫn, bà Điểm rưng rưng nước mắt kể về cậu con trai tội nghiệp của mình. Bà mong khi bà về với tổ tiên thì đứa con trai của bà có nơi nương tựa để không phải vất vả như lúc này.
{keywords}
Trao đổi với VietNamNet, ông Phan Quang Khánh, Chủ tịch UBND phường 26, quận Bình Thạnh cho biết, anh Hưng trước đây từng phạm lỗi lầm, nhưng vì thương mẹ anh đã thay đổi bản thân. Hiện, anh Hưng ban ngày đi làm bảo vệ, tối đẩy mẹ đi nhặt ve chai. Biết được cuộc sống của hai mẹ con anh khó khăn, chính quyền địa phương đã phối hợp với các đoàn thể đến thăm hỏi, tặng quà.
Những người phụ nữ nhặt ve chai ở Sài Gòn nuôi con đậu đại học

Những người phụ nữ nhặt ve chai ở Sài Gòn nuôi con đậu đại học

Những người phụ nữ dầm mưa, dãi nắng đẩy chiếc xe cọc cạch vào các con hẻm Sài Gòn để thu mua đồng nát, chắt chiu từng đồng nuôi con ăn học.

Thanh Tùng