Hôm nay, 22 tháng Chạp, nhiều gia đình đã chuẩn bị mâm cỗ cúng Táo quân từ sáng sớm để kịp giờ đi làm. Nhiều mâm cỗ được chị em rộn ràng chia sẻ lên mạng xã hội. 

 
Xem video:
 
 
{keywords}

Sáng 22 tháng Chạp, nhiều chị em công sở tranh thủ làm lễ cúng ông Công ông Táo từ sáng sớm. Chị Thu Hoài (Hà Đông - Hà Nội) chia sẻ: "Tôi cúng từ 6 giờ 30 sáng, sau đó hóa vàng, tiện đường đi làm thì thả cá luôn. Cuối năm bận rộn, sợ không có thời gian cúng".

 

{keywords}
Mâm cỗ của chị Thu Hoài nhận được không ít lời ngợi khen của nhiều người về sự tỉ mỉ, chu đáo và khéo léo khi bày trí. Xôi gấc đỏ được chị tạo hình 3 con cá chép, củ quả luộc cắt tỉa hình bông hoa, bánh chưng xanh được tô điểm bằng hoa làm từ giò, mâm ngũ quả đẹp mắt...

 

{keywords}
Chị Hải An (Linh Đàm - Hoàng Mai, Hà Nội) chuẩn bị mâm cỗ cúng tuy đơn giản nhưng bày trí rất khéo léo. Lễ cúng nhà chị đã thấy lấp ló cành đào thắm báo tin mùa xuân về.

 

{keywords}
Mâm cỗ cúng Táo quân bao gồm gà, xôi, giò và một số món ăn khác tùy theo điều kiện kinh tế của các gia đình.

 

{keywords}
3 con cá chép sống là thứ không thể thiếu trong lễ vật cúng Táo quân của các gia đình vào ngày này. Theo dân gian, đây là phương tiện để 3 vị thần Thổ công, Táo quân và Thổ Kỳ về chầu trời.

 

{keywords}
Vàng mã được chuẩn bị cúng tiễn táo quân.

 

{keywords}
Chị Ngô Long (Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một Phật tử, vì vậy chị lựa chọn cho gia đình mình mâm cỗ chay.

 

{keywords}
Tết đã về với gia đình chị Ngô Long.

 

{keywords}
Theo giáo sư Trần Lâm Biền, ngày 23 tháng Chạp, dân gian có tục lệ cúng bánh mật hoặc bánh trôi nhân mật đường cho Táo quân, để khi lên gặp Ngọc Hoàng, các Táo quân tâu những lời ngọt ngào.

 

{keywords}
Nhiều gia đình lựa chọn bánh trôi tàu thay cho bánh mật làm cỗ cúng ông Công ông Táo.

 

{keywords}
Mâm cỗ chị Cẩm Nhung (Hai Bà Trưng) - một cơ sở làm cỗ thuê chuẩn bị cho khách cúng 23 tháng Chạp.

 

{keywords}
Sau khi cúng, trưa 22 tháng Chạp (7/2), người dân mang cá ra phóng sinh ở khu vực hồ Thiền Quang. Ảnh: Minh Tuấn

 

{keywords}
Chị Bích Thủy nhà ở Tây Mỗ, Nam Từ Liêm nhưng tiện đường lên cơ quan, qua hồ Thiền Quang nên chị mang cá thả cho thuận tiện.

 

{keywords}
Cá được để trong khay nhực mang thả thay vì dùng túi nilon. Ảnh: Minh Tuấn

 

{keywords}
Phóng sinh cá chép là một nét văn hóa đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt Nam. Ảnh: Minh Tuấn

Video: Chợ cá lớn nhất Hà Nội tấp nập trước ngày ông Công, ông Táo chầu trời


Mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo của người Hà Nội xưa có gì?

Mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo của người Hà Nội xưa có gì?

Trong mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo của người Hà Nội xưa luôn chứa đựng một sự nhẹ nhàng, thanh tao và tinh tế.

Ý nghĩa tục lệ thả cá chép ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục lệ thả cá chép ngày 23 tháng Chạp

Theo phong tục cổ truyền, 23 tháng Chạp hằng năm, mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo lên chầu trời. Ngoài mâm cỗ, các gia đình sẽ chuẩn bị cá chép để thả ra sông, hồ gần nhà...

Mâm cỗ cúng ông Táo 6 triệu, chị em công sở đổ xô đi đặt

Mâm cỗ cúng ông Táo 6 triệu, chị em công sở đổ xô đi đặt

Bà Lanh cho hay, chi phí cho mỗi mâm cỗ dao động từ 1 triệu đến 3 triệu tùy theo nhu cầu của gia đình. Riêng những mâm cỗ VIP có giá lên tới 6 triệu đồng.

Hải Triều