{keywords}
Công chúa Aiko là con gái duy nhất của Thiên hoàng Naruhito và hoàng hậu Masako.

Công chúa Aiko là con gái duy nhất của Thiên hoàng Naruhito – người đã lên ngôi vua vào năm ngoái.

Lên ngôi vua ở tuổi 59, đó có thể nói là giây phút chờ đợi cả đời của Thiên hoàng Naruhito. Nhưng đó cũng là giây phút mà con gái ông sẽ bị ràng buộc chặt chẽ hơn bởi những quy định của chế độ quân chủ lâu đời nhất thế giới dành cho con gái nhà vua.

Theo đó, công chúa Aiko bị cấm kết hôn với thường dân. Nếu vi phạm điều này, cô sẽ bị mất hết tước hiệu và tài sản.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc công chúa Aiko có thể sẽ không bao giờ kết hôn bởi vì cô chỉ được phép kết hôn với một chàng trai quý tộc, nhưng lại không còn gia đình quý tộc nào còn tồn tại ở Nhật Bản.

Không những thế, Aiko cũng không bao giờ được kế vị ngai vàng bởi vì theo quy định của hoàng gia Nhật Bản, chỉ đàn ông mới có thể nắm giữ vị trí này.

{keywords}
Là thành viên hoàng gia đồng nghĩa với việc công chúa Aiko không có nhiều sự tự do trong cuộc sống cá nhân.

Cuộc sống hoàng gia là một thách thức với Aiko ngay từ khi cha cô chưa lên ngôi.

Năm 8 tuổi, cô từ chối đến trường vì bị bắt nạt ở trường học. Cuối cùng, cô chỉ đồng ý quay lại trường với điều kiện có mẹ đi cùng. Phải mất một thời gian Aiko mới đủ tự tin đi học một mình.

Bố mẹ cô lúc đó cũng đã cố gắng để cuộc sống ở trường trở nên dễ chịu hơn với Aiko bằng cách thường xuyên mời các bạn cùng lớp đến cung điện chơi.

Một cuộc điều tra sau đó đã tiết lộ, Aiko bị các cậu bạn trai ở lớp khác có các hành vi bạo lực. Tuy nhiên, nhà trường cho rằng 2 nam sinh chỉ vô tình va chạm với cô và điều đó khiến cô hoảng sợ.

Hồi tháng 10/2016, có những lo ngại dấy lên khi Aiko xin nghỉ học gần 2 tháng vì lý do ốm.

Các quan chức hoàng cung xác nhận rằng Aiko phàn nàn về việc bị đau dạ dày và chóng mặt và họ cho rằng nguyên nhân là do việc ôn luyện căng thẳng cho kỳ thi và tập luyện vất vả cho một sự kiện thể thao của trường.

Tháng 12 năm đó, những bức ảnh được chụp vào dịp sinh nhật lần thứ 15 của Aiko khiến công chúng Nhật Bản lo lắng vì trông cô quá gầy gò và xanh xao. Nhiều người đồn đoán Aiko mắc chứng rối loạn ăn uống.

Trong thời gian học trung học, công chúa Aiko đã dành 3 tháng học nội trú ở ngôi trường danh giá của nước Anh là Eton.

Trong vài năm gần đây, Aiko đã đồng hành cùng bố mẹ trong các nhiệm vụ hoàng gia. Nữ sinh thích chơi cello này cũng được cho là đang lên kế hoạch cho việc học đại học.

{keywords}
Công chúa Aiko không được phép kết hôn với thường dân. Nếu quyết định làm việc này, cô sẽ bị tước danh hiệu và ra khỏi hoàng cung.

Một số hoàng thân của Aiko khi bước vào tuổi trưởng thành đã phải trải qua những điều mà có lẽ họ ít mong đợi.

Năm 2005, dì của Aiko là công chúa Sayako đã kết hôn với một thường dân trong một lễ cưới chỉ có 30 người tham dự.

Cô không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ tước hiệu và rời khỏi cung điện hoàng gia để chuyển đến một căn hộ bình thường ở Tokyo.

Cô cũng được tặng của hồi môn 1,3 triệu bảng Anh – một phần nhỏ trong số 289 triệu bảng Anh mà gia đình hoàng gia nhận được mỗi năm.

Để chuẩn bị cho cuộc sống mới như một thường dân, cô đã được dạy lái xe và được đưa tới siêu thị học cách mua sắm.

Năm ngoái, chị họ của công chúa Aiko là công chúa Ayako cũng từ bỏ tước hiệu và các đặc quyền sau khi kết hôn với bạn trai Kei Moraya – người làm việc cho một công ty vận chuyển.

{keywords}
Dân chúng Nhật Bản phần lớn ủng hộ việc phụ nữ có thể kế vị ngai vàng.

Hiện nay, đã có những lời kêu gọi nên hiện đại hoá chế độ quân chủ của Nhật Bản để phụ nữ có thể kế vị và kết hôn với người ngoài giới quý tộc.

Năm 2005, đã có một hội đồng các chuyên gia đứng lên kêu gọi hoàng gia Nhật Bản nên thay đổi bằng cách công nhận người con cả của Nhật hoàng nên được truyền ngôi, bất kể giới tính.

Tuy nhiên, lời kêu gọi đã bị lãng quên sau khi Thái tử Hisahito – em trai của Thiên hoàng Naruhito sinh được con trai vào năm 2006 – thành viên nam đầu tiên trong hoàng gia Nhật suốt gần 41 năm.    

Cũng có những lo ngại rằng việc cấm phụ nữ hoàng gia kết hôn với thường dân buộc họ phải rời hoàng gia nếu họ quyết định kết hôn và điều đó sẽ khiến cho các nhiệm vụ hoàng gia ngày càng đặt gánh nặng lên vai một số ít người.

Trong số 18 thành viên gia đình hoàng gia hiện nay nếu tính cả Thượng hoàng Akihito, 85 tuổi và Thái hậu Emerita Michiko, 84 tuổi – những người đã ‘về hưu’, thì có tới 13 người là phụ nữ.

Nới lỏng các quy tắc là điều phổ biến ở Nhật Bản, với 84% ủng hộ việc phụ nữ được kế vị.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được cho là không ủng hộ việc này. Ông tin rằng từ trước tới nay, ngai vàng đã được trao truyền cho đàn ông thì nó nên được tiếp tục như vậy.

Nếu điều đó xảy ra, công chúa Aiko sẽ phải đối mặt với một tương lai đầy khắc nghiệt và nỗi cô đơn được báo trước.

Mối tình của công chúa phóng khoáng nhất hoàng gia Anh với người làm vườn

Mối tình của công chúa phóng khoáng nhất hoàng gia Anh với người làm vườn

Là em gái của Nữ hoàng Elizabeth II, Công chúa Margaret thu hút sự chú ý của dư luận bằng cuộc sống riêng tư với những mối tình gây tranh cãi.  

Nguyễn Thảo (Theo Mirror)