- Các khí độc sinh ra trong đám cháy như khí Cacbonôxit (Co), Cacbonic (CO2)… có thể làm nạn nhân bị tê liệt hệ thần kinh, mất cảm giác và chết ngạt.

 
Cháy chung cư quận 8 Carina Plaza TP HCM

Cháy chung cư quận 8 Carina Plaza TP HCM

Tin mới nhất vụ cháy chung cư quận 8 Carina Plaza. Hàng trăm người mắc kẹt kêu cứu. 13 người chết trong vụ cháy chung cư Carina Plaza (quận 8, TP. HCM).

 

Sự nguy hiểm của khói độc trong đám cháy

Theo thông tin đăng tải trên trang web trường Đại học PCCC, hầu hết những người chết trong đám cháy là do hít khói, không phải bị bỏng.

Những loại khí độc sinh ra từ đám cháy như khí Cacbonôxit (Co), Cacbonic (CO2)… vô cùng nguy hiểm. Khi hít phải khí CO, máu trở nên không tiếp nhận được oxy, hệ thần kinh sẽ bị tê liệt. Khi hít phải CO2 có nồng độ 8% đến 10% con người có thể mất cảm giác và chết ngạt.

Các sản phẩm cháy có chứa clo và hợp chất của clo (như HCl) rất độc với phổi. Các sản phẩm cháy có chứa lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh (H2S, SO2...) gây độc đối với niêm mạc, miệng và đường tiêu hóa.

Ngoài khói độc, đám cháy giảm oxy trong không khí bằng cách tiêu thụ oxy hoặc thay thế nó với loại khí khác. Oxy xuống dưới nồng độ 6% có thể gây ngừng thở, ngừng tim và tử vong.

Cách tránh ngộ độc khí trong đám cháy

cach thoat khoi dam chay an toan
Ảnh: trường Đại học PCCC

Để tránh nguy cơ tử vong do khói trong trường hợp xảy ra cháy, trường ĐH PCCC khuyên bạn hãy nhanh chóng thoát ra bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi rồi di chuyển đến nơi không khí trong lành và kiểm tra hô hấp để kịp thời can thiệp.

Chú ý tổn thương ở phổi và đường hô hấp do hít phải khí độc đôi khi chỉ xuất hiện sau 24-36 giờ tiếp xúc khiến nạn nhân chủ quan, không kịp xử lý.

Do đó, khi thoát khỏi đám cháy, nếu thấy các dấu hiệu như khàn tiếng, thay đổi giọng nói, thở gấp, đờm đen cần đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay lập tức.

Dưới đây là 1 trong những cách tránh ngộ độc khí trong đám cháy được tăng tải bởi độc giả Trần Minh:

Bài viết là kinh nghiệm thực tế từng cứu sống 4 người trong gia đình khỏi vụ hỏa hoạn của Trần Minh.

1) Khi xảy ra cháy hỏa hoạn điều quan trọng hàng đầu là bạn không được mất bình tĩnh.

2) Đa phần thiệt hại về người là do ngạt khói, không phải do lửa nóng.

3) Khói độc đậm đặc và áp suất trong nhà kín sẽ tăng rất nhanh, do đó phải ngay lập tức mở tất cả các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp suất. Không được mở cửa ở hướng có cháy và khói xông vào phòng.

4) Các phương pháp phòng khói khẩn cấp như khăn ướt luôn có tác dụng tốt vì vậy bạn nên luôn để 1 chai nước trong phòng.

- Thực hiện biện pháp tránh ngạt do khói rất đơn giản như sau: Dụng cụ cứu nạn ở đây chính là tấm nệm bạn đang nằm ngủ.

Xem hình tôi vẽ minh họa thực hiện đối với 2 trường hợp là cửa sổ và ban công hoặc cả 2 cùng lúc.

Lấy một tấm nệm (màu xanh như hình minh họa) dựng lên một góc khoảng 45 độ và bạn chui vào trong.

- Đối với cửa sổ, bạn để một khe thoáng phía trên khoảng 30cm để khói có thể trượt qua tấm nệm và bốc ra ngoài trời.

- Đối với ban công, bạn dựng tấm nệm sao cho phần đáy của đệm tiếp xúc được với sàn và tường rồi chui vào đó tránh khói.

Khi tránh được khói độc bạn đã có đến 90% cơ hội sống sót trong lúc nguy cấp thời gian tính bằng giây.

Ảnh minh họa cho phần bài viết: 

{keywords}

 

{keywords}

 

{keywords}

 

{keywords}

Ảnh: facebook Minh Trần
Cháy chung cư: Làm gì để thoát hiểm?

Cháy chung cư: Làm gì để thoát hiểm?

Trong lúc hỏa hoạn, tử vong thường là do bị ngạt khí, vì vậy, điều đầy tiên các nạn nhân phải tìm cách thoát khỏi hoặc tránh xa những không gian nhiều khói, gây ngạt.

Kinh nghiệm sống còn để không chết ngạt khi chung cư bị cháy

Kinh nghiệm sống còn để không chết ngạt khi chung cư bị cháy

Các khí độc sinh ra trong đám cháy như khí Cacbonôxit (Co), Cacbonic (CO2) … có thể làm nạn nhân bị tê liệt hệ thần kinh, mất cảm giác và chết ngạt...

 

Thế giới kinh ngạc vì tài năng của cậu bé thoát chết sau đám cháy

Thế giới kinh ngạc vì tài năng của cậu bé thoát chết sau đám cháy

"Tôi luôn tin rằng tôi có thể đi lại bình thường, và đó là sự thật. Giờ đây tôi sẽ chạy, và chạy nhanh hơn bất kỳ người nào khác!" - Glenn Cunningham, người đàn ông vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường trải lòng.

Tiếng khóc vỡ òa của cậu bé 6 tuổi mắc kẹt trong tòa nhà bốc cháy

Tiếng khóc vỡ òa của cậu bé 6 tuổi mắc kẹt trong tòa nhà bốc cháy

Anh di chuyển đến tầng 23 để gõ cửa từng căn hộ, tìm người mắc kẹt. Bỗng nhiên tại một căn hộ phía cuối hành lang, một cậu bé khoảng 6 tuổi bỗng chạy ra ôm chầm lấy anh. Em hét lớn: “Cháu được cứu rồi”. 

'Người mẹ ngất xỉu vì 4 con gào khóc trong đám cháy ám ảnh chúng tôi'

'Người mẹ ngất xỉu vì 4 con gào khóc trong đám cháy ám ảnh chúng tôi'

Phát hiện các con bị khóa trái trong căn nhà bốc cháy, người cha lao vào cứu con. Người mẹ gào khóc rồi ngất xỉu trong tay hàng xóm. Cảnh tượng đó đã ám ảnh những người lính cứu hỏa mãi nhiều năm về sau.

Minh Anh (Tổng hợp)