Tôi muốn kể ra câu chuyện vừa mới xảy ra ở quê tôi để mong rằng, tất cả chúng ta phải luôn tỉnh táo, đừng quá mê muội mà tiền mất tật mang…

Hàng xóm nhà tôi có anh Trường rất trọng lễ lạt đầu năm. Chưa ăn xong 3 ngày Tết, anh đã khấp khởi đi lễ cầu danh lợi, tiền tài. 

Riêng ngày mồng 6 Tết, anh đi hội còn nhiều hơn ca sĩ chạy show. Chúng tôi là dân kinh doanh tự do nên rất chú trọng việc đi lễ đầu năm. Vì thế, tôi cũng hay đi đây đi đó. Hôm mùng 7 Tết, tôi mới gặp được anh Trường. 

Hai anh em vừa cạn chén được 2 lần, anh Trường đã kể về kế hoạch mồng 8 Tết, mấy anh em sẽ đi tàu đêm lên Lào Cai xin lộc ở một ngôi đền có tiếng.

Anh bảo, dân kinh doanh như anh em mình phải đến ngôi đền này xin lộc mới ăn nên làm ra. Nghe anh rủ, tôi hào hứng lắm nhưng cũng đành phải xin lỗi vì mồng 8, nhà tôi có đám giỗ quan trọng.

Về đến nhà, tôi kể chuyện cho vợ nghe. Vợ tôi bảo: "Đầu năm nhà mình đã đi lễ quanh vùng cầu mạnh khỏe, bình an sao phải ngược xuôi đi tận đẩu đâu xin lộc cơ chứ?".

Tôi nghe thấy có lý nên cũng đồng tình. Thỉnh thoảng tôi có nghe các anh ấy nói kháy rằng tôi sợ vợ, có đi lễ lạt đầu năm cũng phải về xin ý kiến vợ, chẳng đáng mặt đàn ông trụ cột gia đình

Tôi nghe thấy thế cũng phớt lờ, thôi thì ở đời mỗi người một quan điểm, không hợp nhau thì chỉ chơi xã giao thôi chứ không thân thiết như trước nữa.

Thế nhưng cách đây ít ngày, vợ chồng tôi vừa ăn cơm tối xong thì vợ anh Trường sang chơi. Hỏi han được mấy câu, chị ấy đã nước mắt lưng tròng nói: "Kiểu này chắc chị không còn tiền đóng học cho con, anh Trường vừa mất 50 triệu tiền lô đề". 

{keywords}

Ảnh: The Huffington Post

Tôi sửng sốt vì biết tính anh Trường rất chi li, 9 xu đổi lấy 1 hào, chẳng bao giờ lại đốt tiền vào cái món cờ bạc ấy. Vợ anh kể tiếp, cả nhóm 12 anh em đi Lào Cai cầu tài lộc rồi quây vào xem giá hầu đồng, xin tiền lộc cô đồng tung lúc thăng hoa.

Xin được tiền lộc xong, họ lại nghe mọi người xung quanh kháo nhau là tiền lộc đầu năm cứ xem dãy số ở tờ tiền mà chơi lô đề là ăn đậm. Thế là mấy anh em ai cũng hăm hở gọi điện về cho chủ đề đánh mấy điểm lô.

Riêng anh Trường mê tín quá hóa u mê. Anh ấy đi ra mé đồi, để không ai nghe thấy vì sợ anh em can thiệp, anh ấy ghi cả nghìn điểm lô đề. Ai ngờ không trúng con nào mà mang nợ chủ đề tận 50 triệu. Chị phải gom hết tiền trong nhà, rút cả tiền tiết kiệm về để trả nợ cho anh ấy.

Tôi bảo sao chị không báo công an bắt chủ đề, chị càng âu sầu bảo: "Anh ấy xin lỗi chị, bảo thôi thì của đi thay người. Anh ấy hứa từ nay sẽ tu chí làm ăn, gỡ gạc lại số tiền đã mất oan uổng."

Thế là chỉ vì mê tín thái quá mà anh Trường đã khiến cả nhà lao đao. Tôi biết, còn nhiều người vẫn cuồng lễ lạt thái quá. Họ đến đó chỉ chăm chăm cầu tài lộc, danh lợi, tranh nhau cướp lộc chứ họ không biết bình an, tài lộc đều tự mình làm ra.

Tôi thấy vợ tôi nói rất đúng, đi đền chùa đầu năm để vãn cảnh, để cầu mong bình an, sức khỏe chứ đâu phải cầu thánh thần phù hộ cho giàu sang. Cầu mà được thì còn ai phải đi làm nữa?

Đi lễ đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người ham mê lễ bái thái quá gây nên nhiều hệ lụy. Độc giả có câu chuyện xin gửi cho chúng tôi theo địa chỉ Email: Bandoisong@vietnamnet.vn. Những bài viết phù hợp sẽ được đăng tải và nhận nhuận bút từ tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!

Những sai lầm khi lễ chùa, đền, phủ người Việt cần tránh

Những sai lầm khi lễ chùa, đền, phủ người Việt cần tránh

Vào những ngày đầu năm, đi chùa, đền, phủ cầu may mắn, bình an là một trong những quan niệm phổ biến với nhiều người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những điều nên tránh khi đến nơi tôn nghiêm này.

Lễ hội tai tiếng và chuyện “nhân tính”

Lễ hội tai tiếng và chuyện “nhân tính”

Bởi không phải chỉ sự cướp lộc, không phải chỉ con trâu, mà chính là nhân tính người Việt ở một số lễ hội tai tiếng đã bị … giẫm đạp, bị treo cổ tàn bạo không thương tiếc.

Chồng đi lễ xin giàu sang phú quý, vợ oằn lưng cõng nợ

Chồng đi lễ xin giàu sang phú quý, vợ oằn lưng cõng nợ

Gia đình tôi lục đục cũng cũng xuất phát từ việc ham lễ bái quá mức của chồng tôi.

Vũ Văn Khánh (Đông Anh, Hà Nội)