{keywords}
Tiến sĩ tâm lý học Kerry McAvoy từng chứng kiến chứng nghiện tình dục của chồng cũ

Tiến sĩ tâm lý học Kerry McAvoy phát hiện ra chồng mình là một người nghiện tình dục chỉ 2 tháng sau khi kết hôn. Cùng lúc đó, bà phát hiện anh ta ngoại tình.

Lúc ấy, bà đã tự hỏi rằng mình nên tiếp tục cuộc hôn nhân này hay là từ bỏ. Bà đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của tình huống. Là một người lạc quan, bà nghĩ rằng tại sao lại không cho anh ấy một cơ hội, biết đâu mọi chuyện sẽ tốt lên.

3 năm sau, một người phụ nữ gửi thư cho bà để xin tư vấn. Cô ấy cũng lâm vào hoàn cảnh y hệt bà trước đây. Cô ấy chính là phiên bản trẻ hơn của bà.

Kerry cũng không biết rằng, chồng mình đã phải vật lộn với bệnh nghiện tình dục nặng từ khi hai người đang hẹn hò. Sau khi kết hôn, việc che giấu chuyện ngoại tình và tình dục không còn dễ dàng nữa.

Mọi chuyện vỡ lở khi một trong những nhân tình của anh ta nổi cơn thịnh nộ và liên lạc với Kerry.

Khi anh ta nói cần giúp đỡ, bà đã tin là thật. “Tôi không biết rằng tỷ lệ phục hồi của bệnh này chỉ là 5%. Điều đó có nghĩa là chỉ có 1/20 người nghiện tình dục trở nên tốt hơn. Kerry đã chuẩn bị đầu tư thời gian, hi sinh giấc ngủ, sức khoẻ của mình với hi vọng anh ta là một trong số những người may mắn.

Hai năm sau, bà mới phát hiện ra rằng anh ta không quyết tâm làm việc đó, mặc dù luôn khẳng định là mình đang làm. Bằng cách nào đó, anh ta tìm được cách vượt qua 2 bài kiểm tra của máy phát hiện nói dối. Sự lừa dối và hành vi nghiện tình dục của anh ta ngày càng táo bạo và dữ dội hơn cho đến khi anh ta bị bắt quả tang.

Nguyên nhân

Chứng nghiện tình dục thực ra là một khái niệm mang tính truyền thông hơn là một thuật ngữ y học. Tên y học của căn bệnh này là rối loạn hành vi tình dục cưỡng chế. Hành vi này về mặt y học không giống như nghiện rượu hay nghiện ma tuý. Tuy nhiên, những hành vi thôi thúc thực hiện quan hệ tình dục vẫn là một đối tượng của nghiên cứu khoa học và có thể được điều trị y tế khi cần thiết.

Một loại hooc-mon tên là dopamine tham gia vào việc kích hoạt ham muốn tình dục trong não. Khi một người dừng quan hệ tình dục, hooc-mon này sẽ tiếp tục làm công việc kích thích não.

Một nghiên cứu vừa xuất bản năm 2020 trên Tạp chí Tâm lý Bất thường khảo sát trên 3.500 người cho thấy các yếu tố tôn giáo và đạo đức thường làm tăng mức độ lo lắng của người nghiện phim khiêu dâm. Điều này vẫn đúng với nhóm người không theo các tôn giáo. Nghiện phim khiêu dâm không giống như nghiện tình dục, nhưng cảm giác tội lỗi và xấu hổ có thể xuất phát từ một nguồn tương tự.

“Mức độ xấu hổ và xung đột bên trong càng cao thì bạn càng có xu hướng đấu tranh để kiểm soát hành vi tình dục của mình” - tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng David Ley cho hay.

{keywords}
Tên y học của căn bệnh này là rối loạn hành vi tình dục cưỡng chế.

Cơ quan Phân loại Bệnh tật quốc tế của WHO đã công nhận rối loạn hành vi tình dục bao gồm cả xu hướng rối loạn tình dục quá mức và rối loại hành vi tình dục cưỡng chế. Tuy nhiên, có ranh giới giữa tần suất hoạt động tình dục cao và rối loạn tình dục.

Ví dụ như, nếu một người có nhiều hoạt động quan hệ tình dục được đồng thuận của đối tác và nó không gây ảnh hưởng tới công việc hay mối quan hệ của họ thì hành vi đó không được coi là rối loạn chức năng. Hành vi tình dục cưỡng chế trở thành hành vi rối loạn khi nó làm suy yếu chức năng của một người và khiến họ không được sống đúng như họ mong muốn.

Phó giáo sư Gali Saltz của Bệnh viện Presbyterian New York (Mỹ) nói rằng, các triệu chứng rối loạn hành vi tình dục cưỡng chế bao gồm: Nghĩ về tình dục không ngừng; Tham gia các hành vi tình dục rủi ro; Thực hiện hành vi tình dục ở nơi làm việc; Ngoại tình; Mất hứng thú với các sở thích khác; Tiêu tiền quá nhiều để được quan hệ tình dục.

Một đánh giá khoa học được xuất bản vào năm 2014 trên Tạp chí Thiết kế Dược phẩm đương đại đã ước tính, khoảng 3-6% dân số có thể đang phải đấu tranh với các hành vi nghiện tình dục như xem phim khiêu dâm nhiều giờ liền để thoả mãn nhu cầu tình dục mãnh liệt.

Điều trị rối loạn hành vi tình dục

Một nghiên cứu năm 2013 chỉ ra rằng, hơn 90% người nghiện tình dục được điều trị đều có những rối loại sức khoẻ tâm thần tiềm ẩn, ví dụ như trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Lời giải thích cho hiện tượng này có thể là: sự thoả mãn tình dục giúp họ giảm đau tạm thời nhờ sự điều chỉnh của hệ thần kinh.

“Rất nhiều bác sĩ lâm sàng không được đào tạo kỹ về tình dục đang điều trị triệu chứng, thay vì nguyên nhân” - tiến sĩ Ley khẳng định.

Nhưng cũng có thể những dấu hiệu về tâm thần của họ chỉ là hệ quả của việc vật lộn với những ham muốn và hành vi nằm ngoài giá trị, chuẩn mực cộng đồng hay lý tưởng tôn giáo.

Ông cũng đưa ra một số phương pháp điều trị đã được chứng minh là có hiệu quả như: trị liệu hành vi nhận thức, thiền, tư vấn tâm lý…

Việc điều trị chứng bệnh này sẽ khác nhau giữa các bệnh nhân. Đó là lý do tại sao phó giáo sư Saltz khuyên bạn nên nói chuyện với bác sĩ tâm thần hoặc nhà trị liệu để lên kế hoạch điều trị riêng.

Cặp đôi chênh nhau 29 tuổi tiết lộ bí quyết hòa hợp về mọi mặt

Cặp đôi chênh nhau 29 tuổi tiết lộ bí quyết hòa hợp về mọi mặt

Cô gái 23 tuổi cho biết cô đang tận hưởng cuộc sống hạnh phúc, không có bất cứ rào cản tuổi tác với người chồng lớn tuổi.

Đăng Dương (Theo Medium, Business Insider)