{keywords}
Ông Nguyễn Văn Tám SN 1929, từng là một nhân viên sân bay.

Nhà trên đường Đỗ Tấn Phong, cách cổng xe lửa Nguyễn Kiệm (P.9, Q. Phú Nhuận TP.HCM) chưa đầy 100m. Căn nhà cấp 4 nhỏ. Rộng khoảng 1m, dài chừng hơn 1m, chiều cao cũng thế. 

Chủ căn nhà này là ông Nguyễn Văn Tám, 90 tuổi cùng vợ là bà Phạm Thị Ngừng 88 tuổi. Ông Tám sinh ra và lớn lên tại Bà Điểm (H. Hóc Môn, TP.HCM).

Ông kể với chúng tôi, thuở nhỏ ông cũng được đi học như bao đứa trẻ khác. Khi trưởng thành, ông vào làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất. Cuộc sống dần trôi cho đến vài năm sau, ông gặp được một thiếu nữ khá xinh từ Long Xuyên lên Sài Gòn tìm việc. Do không được học hành nên cô thiếu nữ này chỉ được bố trí làm lao công quét dọn.

Hình ảnh dịu dàng thùy mị của cô đã làm ông say đắm. Đến năm 1950 ông bà chính thức là vợ chồng và lần lượt sinh ra 5 người con.

Ông vẫn cần cù trong công việc còn bà đảm đang việc nhà. Nhưng chỉ được một thời gian thì sự cố xảy ra. Năm 1968, một đám cháy ở chợ Bà Điểm đã ảnh hưởng đến nơi ở nên ông bà phải bán nhà rồi mua một căn nhà ở khu vực này để cư ngụ.

{keywords}
Hai vợ chồng già chen chúc trong diện tích khá hẹp.

Căn nhà mới khá rộng nhưng công việc làm ăn của ông bà ngày càng bị thắt chặt. Gặp khó khăn trong việc nuôi con, ông bà đành phải cắt đất bán dần. Cùng với đó, sau những năm 1975, ngành đường sắt dựng rào chắn nên giải tỏa một phần của ông bà khiến cho căn nhà nhỏ hẹp như hiện nay.

Câu chuyện đến đây phải tạm dừng vì một người phụ nữ đến đưa cơm cho ông bà.

Chị là người của Mái ấm tình thương cơm từ thiện. Đều đặn mỗi tuần 2 lần, chị mang cơm đến cho nhiều mảnh đời cơ nhỡ trong đó có ông bà.

{keywords}
Căn nhà của ông bà nhỏ hẹp tới mức không thể nằm duỗi thẳng chân.
{keywords}
Phát cơm từ thiện cho ông bà.

Ông bà cho biết thêm, những năm gần đây tuổi cao sức yếu, bệnh tật liên miên nên ông bà gặp rất nhiều khó khăn. Thế nhưng ông bà lại nhận được sự trợ giúp của chính quyền, con cái và bà con lối xóm. Hàng ngày họ đều quan tâm đến ông bà.

Khi thì miếng bánh, lúc thì hộp cơm và họ cũng thường xuyên giúp ông bà chút tiền tiêu vặt. Một chị hàng xóm kể lại, 'có lúc thấy ông bà không khỏe, tôi nấu nước yến đem qua mời ông bà dùng. Nhờ vậy ông bà đỡ bớt phần nào mệt mỏi'.

'Chúng tôi' - chị nói tiếp - 'rất vui khi hàng ngày chứng kiến niềm hạnh phúc của ông bà. Tuổi già, ông lãng tai bà thấy mù mờ, ông vẫn có thể đút cho bà miếng nước, mớm cho bà từng muỗng cơm. Bà cũng thế, chăm ông từng giấc ngủ, từng viên thuốc'.

Chúng tôi hỏi chị, 'Vậy cơm nước, quần áo hàng ngày của ông bà thì sao'?

Chị kể: 'Ông bà có 5 người con, 3 người ở gần. Trong đó có người con gái ở phía đối diện là chị Nguyễn Thị Lài nay đã 60 tuổi, hàng ngày bưng cơm qua cho ông bà ăn, gom quần áo dơ về giặt.

Con gái út ở tầng trên lo tiền điện nước và tiền viện phí mỗi khi ông bà đau ốm. Người con trai ở tầng 2 cũng tham gia cùng chị và em chăm sóc cha mẹ. Riêng hai người con ở xa thỉnh thoảng về đưa ông bà thăm thú các nơi. Nói chung, 5 người con của ông bà đều rất hiếu thảo', chị hàng xóm nói.

{keywords}
Tấm bằng mừng thọ được ông bà giữ gìn cẩn thận.

Ông Đoàn Anh Kiệt, Cán bộ phụ trách giảm nghèo của phường cho biết, hoàn cảnh ông bà được xếp vào diện cận nghèo, được hưởng các chế độ như bảo hiểm y tế 100%, tiền trợ cấp người già, quà của phường, tổ dân phố.

'Các con của ông bà đều đã về hưu, có cuộc sống rất ổn định. Đã có lần họ mời ông về ở chung để tiện chăm sóc nhưng ông chỉ ở vài ba ngày rồi trở về chốn cũ', ông Kiệt cho biết thêm.

'Sống trong ngập tràn hạnh phúc, được đông đảo bà con thương yêu, chính quyền quan tâm và nhất là các con hết sức hiếu thảo thì cho dù có ở chật chội một chút cũng vẫn vui', một người dân sống cạnh ông bà nói với chúng tôi.

Được mời mua vé số, chàng trai mời luôn cụ già bán ngồi ăn cùng

Được mời mua vé số, chàng trai mời luôn cụ già bán ngồi ăn cùng

Câu chuyện nam thanh niên mời cụ ông bán vé số cùng ngồi ăn hủ tiếu tại TP.HCM khiến nhiều người ấm lòng và tin rằng cuộc sống còn nhiều điều tốt đẹp.

Trần Chánh Nghĩa