- Nhân đến với Hạnh khi tuổi của cả hai người đều không còn trẻ. Vì cuộc sống quá khó khăn, họ quyết tâm không sinh con và dành thời gian, sức lực để cùng mẹ già chăm sóc 3 người cháu tật nguyền của Hạnh.

Oằn vai với 3 đứa cháu nội

Bà Nguyễn Thị Gái, 67 tuổi, ở xã Tân An Hội (Củ Chi, TP.HCM) kể lại những khó khăn mà chính bà đã gặp trong đời. Năm 2001, vợ chồng người con thứ 5 của bà xảy ra mâu thuẫn. Họ chia tay, bỏ lại 2 đứa con còn đỏ hỏn cho bà.

Cứ thế, bà cùng chồng và cô con gái chung tay nuôi hai cháu. Càng lớn cả hai dần lộ rõ những khuyết tật của mình. Bé lớn Đinh Chí Thoại (SN 2000) bị teo chân đi không vững. Bé nhỏ Đinh Khánh Duy (SN 2001) chậm phát triển, nói không rõ tiếng. Cả 2 cháu đều sinh thiếu tháng, lúc sinh chỉ nặng 1kg. Có thể vì thế mà các em phát triển chậm hơn những bạn cùng tuổi.

Thêm đứa con đầu lòng của người con cả, tên Đinh Long Hồ, vừa sinh ra đã mang dị tật tay và chân. Bé được 9 tháng, bà ngoại cháu khuyên mẹ cháu nên từ bỏ. Bà nội không đành lòng, mang về nuôi...

{keywords}
Bà Gái, vợ chồng Nhân và 3 người cháu tật nguyền.

Hiện, Thoại học lớp 12, rất ngoan và học giỏi. Duy học đến lớp 10 không đủ sức theo đuổi việc học đã rẽ ngang đi học nghề. Kém may mắn hơn 2 em, Hồ đã 28 tuổi không đi lại và nói được nên không thể đến trường.

Bà Gái nói tiếp: "Nuôi một đứa trẻ bình thường đã là một vấn đề khó khăn vậy mà nhà tôi phải nuôi một lúc 3 đứa cháu nội tật nguyền.

Cũng may hồi ấy ông nhà tôi còn sống. Ông và con gái út của chúng tôi làm quần quật suốt ngày mới đủ tiền nuôi cháu. Đến năm 2006, ông mất, cả gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ, một mình tôi chăm 3 đứa không nổi".

{keywords}
Bồng cháu xuống đất

Đến tuổi đi học, hai cháu Thoại và Duy được đến trường. Học phí không nhiều nhưng cũng là một gánh nặng với gia đình bà Gái. Thu nhập từ lương của cô út Đinh Thị Hồng Hạnh, công nhân tại Khu công nghiệp Tây Bắc, không đủ trang trải.

Mỗi lần có giấy báo, Hạnh phải vay nóng để có tiền đóng cho cháu. Trong nhiều năm, người cô này đã miệt mài lao động trở thành trụ cột nhưng sức người có hạn, Hạnh không thể làm gì để có thu nhập cao hơn nhằm cải thiện cuộc sống của gia đình.

Bà Gái tâm sự: "Từ khi còn là con gái mới lớn cho đến bây giờ, đã gần 40 tuổi, Hạnh chưa hề biết qua son phấn trang điểm, quần là áo lượt. Cả ngày con đi làm, về nhà chui vào bếp nấu nướng lo cho mẹ và các cháu".

Không sinh con, tận tâm nuôi cháu

Chúng tôi đang trò chuyện, một người đàn ông xuất hiện và nói với bà Gái: "Má cho con đưa cháu đi tắm". Sau đó, anh kéo chiếc xe lăn đưa người cháu tên Hồ đi tắm.

{keywords}
Nhân tắm cho cháu

Anh là Nguyễn Văn Nhân, 34 tuổi, quê ở Đức Phổ, Quảng Ngãi. Anh nhỏ hơn Hạnh 5 tuổi nhưng cả hai đến với nhau bằng tấm chân tình để rồi nên duyên chồng vợ.

Anh kể cho chúng tôi nghe, nhà nghèo nên anh vất vả từ nhỏ. Đến năm 2002, anh rời quê vào Sài Gòn mưu sinh, làm công nhân cho một công ty trong khu công nghiệp Tây Bắc. Tại đây, anh gặp Hạnh.

Hạnh trong mắt anh là một cô gái ngoan hiền. Những cử chỉ, lời nói của Hạnh đã làm anh cảm phục. Anh đến nhà Hạnh chơi nhiều lần, chứng kiến cuộc sống của gia đình Hạnh anh thấy xót xa vô cùng. Đến khi cha Hạnh mất, anh mới thấy hết nỗi khổ, sự thiếu thốn mà cả Hạnh và mẹ phải vượt qua để nuôi 3 cháu. 

{keywords}
Ảnh cưới của Nhân và Hạnh.

 Anh nói, chỉ có người nghèo mới đồng cảm với người nghèo nên đã mạnh dạn đề nghị với Hạnh tổ chức đám cưới để anh có điều kiện gần gũi giúp đỡ chị. Nhưng cưới nhau rồi sinh con nữa càng khổ hơn nên họ cùng quyết định lấy nhau nhưng không sinh con.

Đám cưới diễn ra vào năm 2010. Đến nay sau 7 năm chung sống, họ vẫn chưa có đứa trẻ nào. Anh Nhân đang làm việc tại một hộ chuyên sản xuất than đá gần nhà. Ngày làm 1 buổi, thời gian còn lại, anh đảm đương chăm sóc cho 3 cháu. Gánh nặng của gia đình Hạnh nay đã có người chung tay chia sẻ.

{keywords}
Công việc của Nhân ở lò than.

Nhân cho biết, hiện nay thu nhập chính vẫn do Hạnh lo toan. Trước đây mỗi lần nhà trường gửi giấy báo thu học phí Hạnh đều phải vay để có cho cháu tiếp tục học. Các khoản chi tiêu khác trong nhà nếu thiếu Hạnh cũng đi vay. Cứ thế trong suốt 7 năm nay số nợ đã lên đến vài chục triệu.

Tuy vậy, họ đều cô gắng để duy trì cuộc sống một cách hạnh phúc, vui vẻ. Bà Gái trải lòng với chúng tôi: "Tôi phải may mắn lắm mới có được thằng rể như Nhân. Con rể đã cứu gia đình tôi trong lúc tưởng chừng như bi đát nhất. Đôi lúc cũng muốn Nhân và Hạnh có một đứa con cho vui cửa vui nhà nhưng tôi không dám nói. Thôi để các con tự quyết định".

Cảnh khó tin trong khu biệt thự chục tỷ bỏ hoang giữa Thủ đô

Cảnh khó tin trong khu biệt thự chục tỷ bỏ hoang giữa Thủ đô

Lúc cao điểm, trong biệt thự có đến hàng trăm người sinh sống, mà nhà vệ sinh chỉ có một. Vì thế, mọi người phải đợi chờ nhau rất mệt mỏi..., chị Liễu nói.

Ông chủ nhà hàng và cuộc gặp căng thẳng với gã bặm trợn

Ông chủ nhà hàng và cuộc gặp căng thẳng với gã bặm trợn

Hóa ra, Cúc không phải cô bán rau thông thường. Cúc là bà chủ chuyên ghi lô đề và cũng là một con nghiện cờ bạc. Chính Cúc đã lôi kéo Hùng vào con đường đề đóm…

'Chuyện tình ri đô' trong những căn biệt thự bỏ hoang ở Hà Nội

'Chuyện tình ri đô' trong những căn biệt thự bỏ hoang ở Hà Nội

Nhóm công nhân hàng chục người thuê ở trong nhiều căn biệt thự bỏ hoang ở Hà Nội. Với các cặp vợ chồng, họ dùng những tấm ri đô ngăn cách với bên ngoài để làm "chốn riêng tư".

Trần Chánh Nghĩa