- Tháng 11 tới, giá viện phí sẽ lại tăng. Vấn đề đặt ra là mức tăng là bao nhiêu và chất lượng khám chữa bệnh có tăng theo? Góc nhìn thẳng hôm nay sẽ đề cập cụ thể về vấn đề này.


Nhà báo Thu Lý: Xin cảm ơn ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tham dự chương trình này.

Nhà báo Thu Lý: Thưa ông, mức tăng viện phí lần này được tính toán trên cơ sở nào và sẽ tăng bao nhiêu so với hiện hành?

Ông Phạm Lương Sơn: Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế là đòi hỏi tất yếu, khách quan nhằm hướng tới sự đổi mới căn bản về cơ chế tài chính và là cơ sở căn bản để nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Việc điều chỉnh lần này tuân thủ theo lộ trình của Nghị định số 85 theo hướng tính đúng, tính đủ 7 cấu phần chi phí vào giá dịch vụ y tế. Theo lộ trình đó, năm 2012 chúng ta đã điều chỉnh 3/7 cấu phần, lần này chúng ta tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính them một cấu phần nữa, đó là các phụ cấp đặc thù, phụ cấp trực của bác sĩ và phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật.

Như vậy là có 4/7 cấu phần chi phí giá dịch vụ y tế được tính vào giá dịch vụ y tế lần này. Việc này cũng tuân thủ quy định của Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi nhằm thống nhất giá dịch vụ y tế ở tất cả các bệnh viện khác nhau. Khi đó, chỉ có giá khám chữa bệnh và giá ngày giường sẽ được phân theo thứ hạng bệnh viện dựa trên quy định của Bộ Y tế. Còn tất cả các dịch vụ kỹ thuật khác sẽ có chung một giá ở tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước, không phân biệt vùng miền cũng như thứ hạng bệnh viện.

{keywords}
Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Trên các cơ sở đó, lần này sẽ điều chỉnh giá tối đa theo khung của Thông tư lien bộ số 03, và 04 cộng them chi phí tiền trực và tiền phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật. Việc điều chỉnh này cũng nằm trong lộ trình thực hiện việc tính đúng, tính đủ được quy định tại Nghị định số 85.

Nhà báo Thu Lý: Người bệnh sẽ chịu tác động như thế nào sau khi viện phí tăng, theo đánh giá của ông?

Ông Phạm Lương Sơn: Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách, đặc biệt là chính sách an sinh xã hội thì đều lấy người bệnh làm trung tâm, bảo bảo quyền lợi của người bệnh. Đối với người dân đi khám chữa bệnh, đợt điểu chỉnh lần này, theo đánh giá của chúng tôi, tác động tích cực là chủ yếu. Trước hết, với những người chưa có thẻ bảo hiểm y tế chiếm khoảng 27% dân số hiện nay, ít nhất là đến ngày 1-3 – 2016 vẫn thực hiện theo giá dịch vụ y tế cũ.

Còn đối với những người có thể bảo hiểm y tế, sẽ có 4 tác động tích cực. Thứ nhất, người bệnh sẽ được cung cấp dịch vụ y tế công bằng, đồng đều ở tất cả cơ sở khám chữa bệnh, không phân biệt vùng miền. Thứ hai, người bệnh sẽ không phải bỏ tiền túi của mình để dóng góp cho các khoản chi phí mà trong thực tế đã được kết cấu vào giá dịch vụ y tế. Đây cũng chính là mục tiêu mà chúng ta hướng đến là giảm thiểu tiền từ túi tiền người bệnh mang ra đóng cho dịch vụ y tế- đây là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ chúng ta đang phấn đấu sao cho tiền chi từ người bệnh dưới 40% tổng chi cho dịch vụ y tế. Toàn bộ chi phí thuốc, vật tư y tế, đặc biệt là những chi phí trực tiếp như khấu hao, duy tu bảo dưỡng…sẽ được kết cấu vào giá dịch vụ y tế và sẽ do Qũy Bảo hiểm Y tế chi trả. Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng các cơ sở khám chữa bệnh sẽ quyết tâm không thu them của người bệnh những khoản đã được tính vào giá dịch vụ y tế. Thứ ba, người dân sẽ được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước theo cơ chế chuyển dịch tài chính, khi đã tính cả tiền lương, tiền phụ cấp vào giá dịch vụ y tế rồi thì phần ngân sách Nhà nước trước vẫn cấp cho các cơ sở y tế để trả lương, trả chi phí thường xuyên…sẽ được chuyển sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế, trong đó đặc biệt chú ý đến các nhóm người yếu thế trong xã hội. Chúng tôi, qua đây cũng hy vọng sẽ có nguồn để hỗ trợ cho cả những người có thẻ bảo hiểm y tế lẫn không có thẻ. Những người có thẻ nhưng thuộc diện người nghèo sẽ được hỗ trợ them phần mà chưa thuộc trách nhiệm chi trả của Qũy Bảo hiểm y tế. Thứ tư, có thể nói, người dân sẽ được hưởng chất lượng dịch vụ y tế tốt hơn. Chúng tôi nghĩ rằng, đến khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng đúng, đủ thì các cơ sở y tế sẽ có trách nhiệm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cả chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng phục vụ.

Tuy nhiên, cũng sẽ có tác động ảnh hưởng đến những người có thẻ bảo hiểm y tế là số tiền cùng chi trả của người dân sẽ cao lên.

{keywords}

Nhà báo Thu Lý: Quỹ bảo hiểm có thể bù đắp được phần viện phí mới hay các ông dự định tăng phí bảo hiểm ngay sau khi viện phí tăng?

Ông Phạm Lương Sơn: Sự điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này có tác động đến nhiều con người, nhiều cơ quan, đơn vị. Vì vậy, các bộ lien quan đã có sự tính toán, có bước đi thận trọng. Kể từ 2010, thông qua các biện pháp quản lý của Bảo hiểm Xã hội nhằm tăng cường kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ, các cơ sở khám chữa bệnh tích cực cung cấp các dịch vụ y tế theo hướng chi phí hiệu quả, vì vậy mỗi năm tiết kiệm được ngàn nghìn tỷ đồng. Năm 2014 Qũy bảo hiểm Y tế có kết dư khoảng 5.200 tỷ thông qua các giải pháp tăng cường quản lý. Từ năm 2010 đến nay, chúng ta đã có số tiền kết dư đủ để đảm bảo đáp ứng việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này. Vì thế, lần điều chỉnh này không đặt ra vấn đề điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế của người dân. Theo lộ trình, đến 2018 khi mà cả 7 cấu phần dịch vụ y tế được tính và giá dịch vụ thì bài toán cân đối quỹ mới được đặt ra và khi ccos chúng ta mới cân nhắc việc có điểu chỉnh mức đóng hay không. Theo Luật, trần thu phí bảo hiểm được Quốc hội cho phép là 6%, đến nay chúng ta đang thu 4.5%.

Tôi khẳng định từ nay đến 2017 vấn đề điều chỉnh mức đóng phí bảo hiểm y tế của người dân sẽ không được đặt ra dù việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như việc tiết kiệm chi phí của các cơ sở ý tế, việc tăng cường quản lý hiệu quả của nhiều cơ quan, việc sử dụng quyền khám chữa bệnh bằng thẻ của mình một cách đúng đắn, hiệu quả nhất.

Nhà báo Thu Lý: Xin cảm ơn ông Phạm Lương Sơn về những thông tin vừa trao đổi. Xin kính chào quý vị và hẹn gặp lại.

VietNamNet