Nếu thiếu trí thông minh cảm xúc (EQ), bạn khó có thể tiến xa trong sự nghiệp cũng như cuộc sống, bởi đây chính là khả năng nhận ra cảm xúc của chính mình và người khác để đưa ra hành động thích hợp, đạt được kết quả tích cực.

Tham khảo các dấu hiệu của người có trí thông minh cảm xúc theo chia sẻ của Careerlink.vn, một trong những trang web uy tín về lĩnh vực hỗ trợ nhân sự và tìm kiếm việc làm tại Việt Nam.

Tham khảo các việc làm hấp dẫn tại careerlink.vn

{keywords}
 

Có vốn từ cảm xúc mạnh mẽ

Tất cả chúng ta đều có cảm xúc nhưng chỉ một số người có thể xác định được chính xác cảm xúc đó là gì. Theo nghiên cứu chỉ có 36% người có khả năng làm được điều này. Đây là vấn đề cần quan tâm bởi nếu không xác định đúng cảm xúc có thể dẫn đến những lựa chọn không hợp lý và hành động phản tác dụng.

Người có EQ cao sẽ làm chủ tốt cảm xúc của mình bởi họ hiểu bản thân và có một kho từ vựng “đồ sộ” để nói về cảm xúc đó. Trong khi nhiều người có thể mô tả về cảm giác của bản thân một cách đơn giản là “rất tệ”, thì người thông minh về cảm xúc sẽ biết rõ là họ thấy “cáu gắt”, “thất vọng” hay “áp lực”, “lo lắng”...

Từ ngữ miêu tả càng cụ thể, họ càng có cái nhìn rõ hơn về cảm xúc của mình, biết được điều gì gây ra cảm giác đó và cần làm gì để xử lý hiệu quả.

Làm chủ sự thay đổi

Những người thông minh cảm xúc rất linh hoạt và dễ dàng thích ứng với những điều mới mẻ. Họ biết rằng nỗi sợ hãi khi thay đổi sẽ là một mối đe dọa lớn cho sự thành công và hạnh phúc của họ. Vì vậy, họ luôn chú ý đến những thay đổi có thể xảy ra và lên kế hoạch hành động để mang lại kết quả khả quan nhất.

Biết được thế mạnh và điểm yếu

Người có EQ cao không chỉ hiểu rõ cảm xúc mà còn ý thức rất tốt về ưu và khuyết điểm của chính mình. Họ cũng biết ai là người tạo động lực cho họ và ở môi trường nào họ sẽ thành công.

Xác định được điều này sẽ giúp họ biết cách tận dụng hết lợi thế của mình trong khi vẫn giữ được các điểm yếu không kéo họ thụt lùi lại phía sau.

Hiểu được người khác

Một đặc điểm khác của người có trí thông minh cảm xúc là khả năng đọc vị người khác, biết họ nghĩ gì và hiểu những gì họ đang gặp phải.

Theo thời gian, điều này sẽ giúp người có EQ cao trở thành người giỏi phán đoán và đánh giá người khác qua tính cách hoặc biểu hiện. Họ biết tất cả những gì người khác muốn nói và hiểu được động cơ bên trong, thậm chí cả những động cơ được che giấu kỹ lưỡng.

Biết cách nói không

Nói không có thể là một thách thức khả năng quản lý bản thân đối với nhiều người nhưng với người sở hữu trí thông minh cảm xúc thì không. Họ biết cách tự kiểm soát, không vội hài lòng và tránh xa các hành vi bốc đồng.

Với các trường hợp cần nói “không” họ sẽ không ngại ngần bày tỏ. Đó là cách họ thể hiện sự tôn trọng với nhiệm vụ họ đang đảm nhận và cho chính họ cơ hội để hoàn thành công việc tốt hơn.

Buông bỏ sai lầm

Người thông minh về cảm xúc sẽ biết bỏ qua các sai lầm của bản thân nhưng không có nghĩa là họ chôn vùi điều đó vào quên lãng. Thay vào đó, họ biết sử dụng sai lầm đã qua như “tài liệu tham khảo” đáng giá cho những thành công trong tương lai.

Suy nghĩ quá nhiều về thất bại khiến họ trở nên lo lắng và nhút nhát hơn, trong khi quên đi sai lầm có thể khiến họ khi vào vết xe đổ. Việc làm sao để nhớ đến các sai lầm chỉ khi cần thiết là một điều khó và chỉ có người có trí thông minh cảm xúc cao mới có thể làm được điều đó một cách dễ dàng.

Không tìm kiếm sự hoàn hảo

Khi mong chờ sự hoàn hảo, chúng ta sẽ luôn bị ám ảnh bởi cảm giác sợ thất bại, khiến chúng ta dễ mất động lực và thậm chí không thể bắt đầu công việc.

Thay vì cố gắng làm mọi thứ hoàn hảo và than thở về những điều không đạt được, người có EQ cao sẽ rất vui vẻ với những gì họ đạt được và hào hứng với những điều sẽ đạt được trong tương lai.

Hoàng Oanh