- “Dù gặp nhiều thất bại nhưng chỉ cần bạn cố gắng và quyết tâm thì thành công sẽ đến. Và tôi thấy thành công lớn nhất của mình đó là chưa bao giờ chịu bỏ cuộc”.

Cơ ngơi khó tin của người đàn ông khuyết tật

Đó là những lời chia sẻ của chàng trai khuyết tật 27 tuổi, Nguyễn Việt Đức (phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Biến cố thay đổi một số phận

Đang là một nam sinh khỏe mạnh với nhiều hoài bão, tai họa bất ngờ ập đến với Việt Đức khi anh ở tuổi 14…

Chuyện bắt đầu vào năm 2005, khi đang trong kì thi cuối cấp trung học phổ thông, vừa bước ra khỏi phòng thi môn toán thì Nguyễn Việt Đức cùng mấy bạn nam trong lớp đùa nghịch. Tuy nhiên sau đó do bị ngã, Đức lỡ chân đạp vào mặt một bạn nam, dẫn đến xô xát. 

Đức bị đánh vào đầu gây choáng, vội trở về chỗ ngồi và ngất đi. Bác sĩ kết luận anh bị chấn thương sọ não, dập một phần não trái, với thương tích 33%.

{keywords}
Nguyễn Việt Đức

Sau khi phẫu thuật tại bệnh viện, anh nằm viện thêm nửa tháng, rồi được đưa về nhà điều trị, trong tình trạng liệt nửa người. Việt Đức phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt từ ăn uống, đi lại, vệ sinh... anh đều phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người thân. Đây là một cú sốc quá lớn đối với anh cũng như gia đình.

Đức chia sẻ: “Tôi muốn quên đi những ngày tháng ấy, nó thật sự rất kinh khủng. Khoảng thời gian đó đã có lúc tôi như muốn buông xuôi mọi thứ, cảm giác bản thân thật vô dụng, là gánh nặng cho gia đình. Tôi không còn một chút hi vọng, không một niềm tin với cuộc sống”.

Từ một người vui vẻ, yêu đời với nhiều ước mơ, chỉ sau 1 ngày Đức đã trở thành người bại liệt, việc học phải chấm dứt, tương lai mờ mịt…

“Khi đó, nhìn con tôi chỉ biết khóc. Thương con, phải cố gắng hết sức, làm hết những gì có thể, chỉ hi vọng phép màu đến với Đức, để Đức có thể phục hồi”, mẹ Việt Đức nghẹn ngào nhớ lại.

"Cuộc đời như một con thuyền..."

Khi mới từ viện về, không muốn chấp nhận sự thật nên Đức luôn cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Tuy nhiên chỉ một thời gian sau đó, anh hoàn toàn thay đổi suy nghĩ và có thái độ tích cực đối với cơ thể, với tương lai của bản thân.

Sau 2 năm nằm liệt giường, nhờ sự chăm sóc của gia đình và châm cứu, anh đã có thể nói chuyện và ngồi dậy được, cử động được một phần cơ thể bên phải. 

Anh chăm chú đọc sách về nghị lực sống... để dần dần lấy lại ý chí và niềm tin đối với cuộc sống.

{keywords}

Dù cơ hội hồi phục là rất mong manh, nhưng anh Đức không hề bỏ cuộc

Tiếp tục luyện tập, anh đã có thể đi lại được, tuy bước đi còn chưa vững nhưng Đức đã chứng tỏ rằng mọi sự quyết tâm đều sẽ có kết quả và không gì là không thể. 

Một cánh tay vẫn bị liệt, không thể cử động, nhưng anh không dừng lại ở đó mà không ngừng cố gắng quyết tâm.

“Dù hi vọng có thể hồi phục là rất mong manh, nhưng tôi không thể bỏ cuộc, vì tôi muốn làm chủ cuộc đời mình. Cuộc đời có thể lấy đi một phần cơ thể của tôi, nhưng không thể lấy đi ý chí của tôi”, Việt Đức chia sẻ.

Anh cũng luôn tự ý thức rằng: “Tôi luôn coi cuộc đời mình như một con thuyền, và bản thân mình là một thuyền trưởng, mình phải có trách nhiệm với cuộc đời mình, làm chủ cuộc sống của mình. Từ đó luôn nghĩ bản thân phải làm gì để đạt được thành quả tốt hơn”.

Khát vọng chứng minh bản thân 

Cách đây 3 năm, khi sức khỏe đã ổn định hơn, Đức không muốn mình như một người thừa nên anh đã cố gắng học cách kiếm tiền. Vì đi lại khó khăn và chỉ có thể cử động được bằng một tay nên anh tìm đến các công việc online.

Anh bắt đầu quyết tâm kiếm tiền từ những công việc đơn giản nhất trên mạng đó là nhập liệu (một hình thức kiếm tiền qua mạng). Số tiền anh có thể kiếm không đáng kể, có khi cả ngày anh chỉ được 2 đến 3 nghìn đồng nhưng Đức vẫn luôn cố gắng và không hề bỏ cuộc.

“Ban đầu khi mới làm việc, làm cả tháng trời tôi cũng chỉ kiếm được vẻn vẹn 100 nghìn, nhưng tôi thấy rất vui. Từ đó tôi tin rằng bản thân mình không hề vô dụng, chỉ cần mình muốn và cố gắng là sẽ làm được”.

Gần đây, Việt Đức tìm được công việc mới. Nhiệm vụ chính của anh là tham gia trả lời các khảo sát của Mỹ, thu nhập bình quân là từ 100 đến 120 nghìn đồng/ngày, có hôm lên 150 nghìn đồng/ngày. Nhờ vậy anh đã có thể tự lo được cho bản thân, bớt phần nào gánh nặng cho gia đình.

Hiện tại, Đức vẫn cố gắng tập luyện, mỗi ngày dành 1 tiếng để cố gắng cử động nửa thân trái của mình với mục đích sau 3 năm anh có thể hoạt động được cánh tay trái.

Anh cũng đang cố gắng tự học thêm tiếng Anh, trao dồi kiến thức, với mong muốn tương lai sẽ có một công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và tự làm chủ cuộc đời mình như bao người bình thường.

Lặng người trước món quà người cha khuyết tật tặng con

Lặng người trước món quà người cha khuyết tật tặng con

Có những người đầu óc không tỉnh táo nhưng vẫn luôn dành tình thương vô bờ bến cho con. Anh trai tôi - đầu óc anh bị mụ mị nhưng vẫn hì hục vẽ áo thủ môn cho con, vì mong con bằng bạn bằng bè.

Tài vẽ tranh bằng miệng của họa sĩ 9x khuyết tật tay chân

Tài vẽ tranh bằng miệng của họa sĩ 9x khuyết tật tay chân

Ước trở thành họa sĩ và nhà thiết kế của Lê Minh Châu từng bị một số người cười nhạo. Nhưng vượt lên số phận, bằng nghị lực phi thường, chàng họa sĩ 9x bị khuyết tật tay chân đã dồn tình yêu vào các bức tranh của mình.

15 tuổi mới học lớp 1, cô gái khuyết tật tứ chi vẫn tốt nghiệp đại học

15 tuổi mới học lớp 1, cô gái khuyết tật tứ chi vẫn tốt nghiệp đại học

Từ một người khuyết tật, Xậm kiên trì đi học. Cô tốt nghiệp đại học và hiện làm thủ thư tại một trung tâm ở TP.HCM. Không chỉ tự nuôi bản thân cô còn là chỗ dựa cho cả gia đình.

Dương Uyên