- Lễ Halloween hay lễ hội hóa trang được tổ chức vào đêm ngày 31/10 hàng năm. Đây là một lễ hội truyền thống diễn ra ở nhiều nước Tây Âu và Bắc Mỹ.

Lễ Halloween được tổ chức hằng năm vào ngày cuối cùng của tháng 10, bắt đầu vào buổi chiều tối cho tới 12 giờ đêm.

Người dân tham gia lễ sẽ trang trí nhà cửa sao cho rùng rợn. Trong dịp này, trẻ con hoặc người lớn khi ra ngoài cũng hóa trang thành những nhân vật đáng sợ hoặc bất kỳ nhân vật nào họ thích, sau đó tới từng nhà để gõ cửa nhận kẹo và chúc tụng.

{keywords}
Lễ hội Halloween diễn ra vào ngày 31/10 hằng năm

Hiện nay, lễ Halloween đã trở nên khá phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội này.

Nguồn gốc ra đời

Bản thân từ “Halloween” có xuất xứ từ Thiên Chúa Giáo, đó là lối viết tắt cho "All Hallows’ Evening” (buổi tối của Lễ Chư Thánh) diễn ra vào ngày đầu tiên của tháng 11, tháng cầu cho các linh hồn đã qua đời.

Nhưng cũng có tài liệu cho rằng, lễ hội Halloween ngày nay chịu ảnh hưởng nhiều từ lễ Samhain của dân tộc Celt, một dân tộc sống cách đây hơn 2000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ai-len (Ireland) và miền Bắc nước Pháp…

Vào ngày 1/11 hàng năm, người Celt sẽ tổ chức lễ hội Samhain để đánh dấu cho sự kết thúc của mùa hè và thời tiết chuyển sang đông, đây cũng là thời điểm để khởi đầu một năm mới. 

Họ tin rằng khi mùa hè kết thúc và mùa đông lạnh lẽo, tràn đầy bóng tối bắt đầu thì vào đêm trước của năm mới (tức ngày 31/10) ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mờ nhạt, điều này khiến cho những linh hồn đã khuất có thể tìm được đường về cõi người sống. 

Các linh hồn sẽ trở về thế gian tìm kiếm thân xác để hồi sinh. Do đó vào ngày này, người dân thường dập tắt các đám lửa trong nhà của họ, biến bản thân trở nên lạnh lẽo và hy vọng các linh hồn sẽ bỏ qua. 

Đồng thời, họ cũng có tục lệ mặc các trang phục mô phỏng ma quỷ, diễu hành ồn ào quanh các khu phố để trấn an nỗi lo sợ các linh hồn.

Theo thời gian, lễ Halloween đã du nhập sang rất nhiều nước khác nhau, nhưng mỗi nước đều biến tấu nó đi để có ngày lễ Halloween của riêng mình. Và cho đến ngày nay, lễ hội này đã trở nên phổ biến với nhiều quốc gia trên thế giới.

Ý nghĩa của lễ hội Halloween

Gắn liền với truyền thuyết của người Ai-len về anh chàng Jack, một chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. 

Thế nhưng anh ta cũng không thể vào Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không thể bắt anh.

Hành động và cuộc đời của Jack đã trở thành những kinh nghiệm để tuổi trẻ rút ra một bài học làm người, đó là:

Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt. Phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn.

Không nên chơi đùa với ma quỷ. Ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi, những việc làm tinh quái do trí thông minh và tưởng tượng của tuổi trẻ sáng tạo ra có khi làm hại đến người, đến xã hội... Chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi.

Tuy nhiên, chuyện anh chàng Jack trong đêm Halloween cũng ghi nhận một thái độ sòng phẳng của quỷ, đó là "ân đền, oán trả" và "giữ lời hứa". Dù rằng sự "giữ lời hứa" này đã làm cho Jack rơi vào thân phận cô hồn lang thang vất vưởng.

Đối với các xã hội Âu, Mỹ, Halloween đã trở thành lễ hội vui chơi hằng năm cho trẻ em và cả người lớn. Ít người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa nhân bản của nó.

Nếu đào sâu hơn, có lẽ sẽ tìm thấy tính cách nhân bản trong câu chuyện. Thử đặt câu hỏi: Tại sao dưới ánh sáng khoa học và kỹ thuật mà các nước Âu, Mỹ vẫn dành một ngày lễ hội cho người của "cõi Âm" mà đại diện là chàng Jack?

Truyền thống lễ hội Âu Mỹ đã dành cho Jack một ngày. Một ngày được trở lại với cõi dương. Trong ngày đó, Jack có thể sống vui chơi thoải mái, vì người sống đã hóa trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có chỗ trà trộn vào cho đỡ cô đơn. Đây là ý nghĩa nhân bản của lễ hội Halloween.

Cô gái đánh liều cưới ông chú một lần đò và cuộc hôn nhân bất ngờ

Cô gái đánh liều cưới ông chú một lần đò và cuộc hôn nhân bất ngờ

Mận cưới “ông chú” hơn 12 tuổi như một lựa chọn bất đắc dĩ cuối cùng.

Ly kỳ những câu chuyện trao nhầm con khiến dư luận xôn xao

Ly kỳ những câu chuyện trao nhầm con khiến dư luận xôn xao

Ngoài câu chuyện hy hữu về trường hợp của chị Tạ Thị Thu Trang (Quán Thánh, Hà Nội) vẫn có không ít gia đình bị trao nhầm con cho nhau. 

Nhật Linh (tổng hợp)