Thay vì co ro trong một góc phòng, ngồi một chỗ lướt Facebook, Instagram..., bạn hãy bước chân ra cuộc sống, làm một hành động thiết thực. Hoặc chỉ đơn giản, là chạy thể dục mỗi buổi sáng sớm, làm mới chính bản thân mình.

Tôi cho rằng, mạng xã hội có nhiều lợi ích, nhưng những tiêu cực cũng từ đó mà nảy sinh không ít, với nhiều hệ lụy khó lường. Nhờ có mạng xã hội, mà cụ thể như các ứng dụng như Facebook, Zalo, Instagram hay Twitter, chúng ta có thể giao lưu và kết bạn với rất nhiều bạn bè trên không chỉ phạm vi quốc gia, mà còn mở rộng ra cả phạm vi quốc tế. 

{keywords}
Mạng xã hội khiến người trẻ uể oải hơn rất nhiều.

Nhờ có mạng xã hội, ta có thể chia sẻ cho những người xung quanh ta biết được nhiều điều hay ho, bổ ích: một cuốn sách hay, một công thức nấu ăn đầy thú vị, hay có thể là một câu chuyện nhân sinh giản dị và sâu sắc ta vô tình đọc được trong một cuốn sách nào đó. 

Nhờ có mạng xã hội, khoảng cách giữa con người với con người được rút ngắn lại. Ví dụ, bạn đi học xa nhà, nhưng nhờ ứng dụng video call trên messenger, bạn hoàn toàn có thể gọi về và nhìn thấy khuôn mặt các thành viên trong gia đình cho vơi đi cảm giác nhớ nhung. Việc giao lưu kết bạn với bạn bè năm châu bốn bể nay cũng chỉ còn là một khoảng cách không hề xa xôi. 

Mạng xã hội giúp con người giải trí, mỗi khi thấy chán nản hay mệt mỏi vì công việc căng thẳng, bạn có thể mở điện thoại của mình lên, đọc những mẩu chuyện cười, xem những video hài hước để xua đi cảm giác mệt mỏi.

Mạng xã hội nhiều lợi ích như thế, nhưng liệu đó có phải là tất cả mà nó đem lại cho con người? 

Nhắc đến mạng xã hội, thì có lẽ, Facebook chính là hình ảnh biểu tượng của khái niệm Social Network này, và một nguồn thông tin cho thấy, chỉ tính riêng trên đất nước chúng ta, đã có đến 48 triệu tài khoản facebookers, và hơn 30 triệu trong số đó là lượng người online facebook hàng ngày, mà đa số đều là giới trẻ Việt Nam. Phải chăng, sử dụng mạng xã hội đã trở thành thói quen khó bỏ, khó thay đổi như cơm bữa của lớp trẻ Việt?

{keywords}
Nhiều hình ảnh, clip bạo lực giữa các học sinh bị đưa lên mạng xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến các em. 

Tôi đã từng được xem một clip do một người nước ngoài sản xuất, nói về những tiêu cực của mạng xã hội, và khung cảnh một xã hội tràn ngập những "con nghiện" mạng xã hội, đi đâu cũng chăm chăm vào chiếc màn hình điện thoại, không cần quan tâm đến xung quanh. Họ đã tự biến mình trở thành người vô cảm với mọi thứ.

Nhìn ra xung quanh mình, kể từ khi có mạng xã hội, đa số con người, mà đặc biệt là giới trẻ, luôn chỉ muốn ngồi một góc trong căn phòng của mình, và chỉ cần một chiếc điện thoại, họ thấy mình như đang đi ra ngoài thế giới, nhưng thật tiếc, thế giới ấy, chỉ là một thế giới ảo. 

Những người trẻ đắm chìm với mạng xã hội, không chịu tắt điện thoại, bước ra ngoài kia, để vận động, để chạy bộ rèn luyện sức khỏe, để giao lưu với cuộc sống thường nhật, để hưởng thụ thiên nhiên, vạn vật. Mạng xã hội, đã khiến cho con người uể oải đi rất nhiều, không chịu tiếp xúc với thế giới thực mà mình đang sống.

Mạng xã hội cũng là nơi con người tự phơi bày đời sống cá nhân của mình. Khi cảm thấy trong người khó chịu về một điều gì đó, họ có thể đăng ngay một status "dỗi hờn cả thế giới".

Chưa hết, mạng xã hội còn là nơi truyền đi những thông tin ít sự kiểm chứng, gây ảnh hưởng lớn đến không chỉ danh dự, nhân phẩm mà đôi khi còn cả tính mạng con người. Bạn còn nhớ vụ hai nữ sinh tại Hà Nam phải chịu "gạch đá" không thương tiếc từ dư luận chỉ vì tin tức không rõ nguồn gốc được chia sẻ một cách tràn lan trên mạng xã hội? 

Hay cũng chỉ vì sức ép từ dư luận, từ những tài khoản Facebookers mà cô bé 13 tuổi ở Khánh Hòa đã phải chịu hậu quả nặng nề là bỏng rộp hết đôi chân chỉ vì một status: “Nếu đủ 1000 likes sẽ đốt trường"? Hoặc sự việc thương tâm như cái chết của cô bé 15 tuổi ở Đồng Nai phải uống thuốc diệt cỏ tự tử sau khi bị tung clip mặn nồng với bạn trai lên mạng xã hội? 

Chúng ta dường như đã quá nhạy cảm với mọi vấn đề được đưa lên mạng xã hội mà nhiều khi quên mất phải ứng xử bằng lí trí. Một nút share (chia sẻ) có thể mang lại cho một bệnh nhân nghèo một cơ hội sống, một nút like có thể thể hiện sự thương cảm, xót xa, nhưng cũng có thể làm tổn hại, thậm chí lấy đi tính mạng một con người.

Bạn là những người trẻ, tôi cũng vậy. Chúng ta đang làm gì để cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, nhiều năng lượng hơn? Đừng chỉ ngồi im với một chiếc điện thoại. Những người trẻ muốn thành công, là phải trải nghiệm, phải thực hành, phải đi đây đi đó, và hơn hết, phải sống thực với cuộc sống.

Thay vì co ro trong một góc phòng, ngồi một chỗ lướt Facebook, Instagram..., bạn hãy bước chân ra cuộc sống, làm một hành động thiết thực. Hoặc chỉ đơn giản, là chạy thể dục mỗi buổi sáng sớm, làm mới chính bản thân mình. Hãy sống với thực tế, và đừng bao giờ bị thế giới ảo "dắt mũi" chính mình!

Mời độc giả tham gia "Diễn đàn: Mạng xã hội đang tha hoá hành vi sống của chúng ta?" bằng cách gửi ý kiến, bài viết về cho chúng tôi theo địa chỉ email: bandoisong@vietnamnet.vn hoặc soạn vào ô Bình luận dưới đây. Các bài viết thú vị sẽ được lựa chọn để đăng tải và nhận nhuận bút từ tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!

'Chúng ta đang hành xử như kẻ điên trên mạng xã hội?'

'Chúng ta đang hành xử như kẻ điên trên mạng xã hội?'

Tiếp diễn những ý kiến xoay quanh tác động đa chiều của mạng xã hội đến đời sống, đặc biệt là giới trẻ, blogger Nguyễn Ngọc Long cho rằng “cách ứng xử của không ít người trên mạng xã hội hiện nay như kẻ điên, mất kiểm soát”.

Phan Anh, Thái Thùy Linh bức xúc trước trò chơi phản cảm của đôi nam nữ trên MXH

Phan Anh, Thái Thùy Linh bức xúc trước trò chơi phản cảm của đôi nam nữ trên MXH

Đoạn clip ghi lại hình ảnh đôi nam nữ chơi trò chơi dung tục trước mặt nhiều trẻ em đã khiến nhiều người bức xúc, trong đó có các nghệ sĩ nổi tiếng như ca sĩ Thái Thùy Linh, MC Phan Anh.

Đỗ Thị Khánh Băng

(Lớp 11 chuyên Văn, THPT Chuyên Biên Hòa, thành phố Phủ Lý, Hà Nam)