Thời gian gần đây, cái tên Ngô Xuân Bính gây chú ý trong giới hội họa nhờ những bức tranh sơn mài.

Họa sĩ Ngô Xuân Bính đã có 3 lần triển lãm tranh ở Minxcơ, 3 triển lãm cá nhân ở Matxcơva và 2 triển lãm cá nhân ở Việt Nam. Năm 2006, ông đạt giải ARTIADA - Giải xuất sắc của Triển lãm Nghệ thuật tại Liên hoan Nghệ thuật tổng hợp quốc tế lần thứ 7 tại Matxcơva. 

Năm 2008, ông đạt giải xuất sắc và được bình chọn là một trong 10 hiện tượng Hội họa trong tháng tại Triển lãm quốc tế lần thứ 2 ở Matxcơva. Đặc biệt, năm 2010, Ngô Xuân Bính là 1 trong 2 người nước ngoài duy nhất được Viện Hàn lâm nghệ thuật tạo hình Liên bang Nga trao tặng danh hiệu "Viện sĩ danh dự". Vào ngày 9/11 tới, ông sẽ có triển lãm cá nhân với tên gọi "Du và dội" tại Bảo tàng Hà Nội.

Vừa là võ sư, thầy thuốc, họa sĩ... Ông có nghĩ rằng mình đang nắm trọn những cái hơn người hay không?

- Mỗi người đều có những sở thích về những loại hình khác nhau. Khi con người ta yêu một thứ gì đó thì tuyệt nhiên sẽ dành hết quỹ thời gian và sống hết mình vì chúng. 

{keywords}

Có thể nó sẽ không đạt được đến đỉnh điểm theo quy chuẩn nhưng chắc cắn sẽ đạt đến cái ngưỡng của chính mình. Tôi cho rằng khi đã chạm đến cái ngưỡng của chính bản thân mình thì đó là điều tuyệt vời nhất.

Trong thế giới này có rất nhiều người tài giỏi, mỗi người tài về một thứ, không thể đem cái giỏi của người này để so sánh với cái tài của người khác được. Như vậy, tôi mới đang chỉ chạm đến cái ngưỡng của chính tôi, chinh phục được chính con người mình.

Những bức vẽ của ông là sự đồng nhất với khí chất và tâm hồn. Vậy có thể coi từng tác phẩm tranh sơn mài là hiện thân của chính ông hay không?

{keywords}

- Khi đã bỏ công sức, tâm huyết và tình yêu vào từng bức tranh thì đó chính là những đứa con tinh thần của người nghệ sĩ. Nếu như chỉ bỏ sức mà không có tài năng, không có chuyên môn thì người nghệ sĩ cũng khó mà chạm tay được đến cái ngưỡng của đỉnh cao.

Đối với tôi, trong hội họa, đặc biệt là trong vẽ tranh sơn mài yếu tố cảm xúc là vô cùng quan trọng; hay còn gọi là “lên đồng” trong lúc vẽ. Chỉ có những lúc xuất thần con người ta mới tìm ra được những cái bất thường, những thứ khác lạ không bị trộn lẫn với những thứ khác. Như vậy khi tác phẩm ra đời, mình mới cảm thấy “sướng”.

Lý do nào đã thôi thúc ông tạo sự khác biệt cho tranh sơn mài?

- Sáng tác tranh sơn mài đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự bền bỉ trong cảm xúc và sự kiên nhẫn trong lao động nghệ thuật. Đã là nghệ thuật thì phải có cá tính riêng không lẫn. Hiện nay có hàng trăm nhà sơn mài, tự nhiên có một phong cách không giống người khác, không bị người khác chi phối là cả một vấn đề.

Vì thế, tôi luôn theo dõi từng dòng chảy của hội họa và tự tìm cho mình một lối riêng. Tranh sơn mài với tôi là tình yêu, tình yêu này mang cho tôi nhiều xúc cảm để tạo ra sự khác biệt.

Cái khác biệt ở đây không chỉ tiếp thu lối vẽ "âm" dùng mài để thể hiện cảm xúc, màu sắc, đường nét, mà còn mạnh dạn kết hợp lối vẽ của phương Tây, diễn tả trực tiếp cảm xúc, màu sắc đường nét bằng cách vẽ đắp vào..., tạo thành lối vẽ “dương”.

Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Chiêu trò của vị khách say rượu khiến nữ hướng dẫn viên chết lặng

Chiêu trò của vị khách say rượu khiến nữ hướng dẫn viên chết lặng

11h đêm, vị khách hốt hoảng thông báo, anh ta bị mất cắp, toàn bộ ví tiền để trong phòng đã không cánh mà bay. Ông ta yêu cầu nữ hướng dẫn viên lên phòng gấp.

Nam hướng dẫn viên run rẩy trước hành động của nữ sinh 15 tuổi

Nam hướng dẫn viên run rẩy trước hành động của nữ sinh 15 tuổi

Cô nữ sinh 15 tuổi dọa nếu nam hướng dẫn viên không đáp lại tình cảm, cô bé sẽ tự tử. Trước đó, cô sẽ viết tâm thư đổ lỗi tất cả là vì anh.

Ngọc Lệ