Tại một cuộc hội thảo về cách chăm sóc, nuôi dạy con mới đây, TS.BS Đặng Lê Như Nguyệt (Trưởng khoa Nội tổng quát 2, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Phó trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TPHCM) đã có những chia sẻ xoay quanh vấn đề này.

Theo bác sĩ Nguyệt, hai năm đầu đời não của trẻ đã phát triển bằng 80% não của người lớn. Vì thế, giai đoạn từ 0-2 tuổi, não của trẻ phát triển rất tốt. Trong thời gian này, cha mẹ hãy dành càng nhiều thời gian bên con càng tốt.

{keywords}
Bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt.

Ở Nhật, các bà mẹ thường giành trọn 1000 ngày sau sinh để ở bên con. Một ngày, họ chỉ giành 1-2 giờ ra đường để làm các công việc liên quan đến nhu cầu cá nhân. Thời gian còn lại, họ giành hết cho con.

Nhưng các mẹ Việt thì khác. Họ chỉ được nghỉ 6 tháng thai sản. Hết thời gian đó họ phải đi làm lại, một ngày mất 7 giờ ở nơi làm việc. Tuy nhiên, các mẹ có thể khắc phục bằng cách ở bên con vào các buổi tối, các ngày nghỉ cuối tuần, lễ tết.

Theo bác sĩ Nguyệt, từ 0-2 tuổi, trẻ có những lo lắng về sự chia cắt, vì thế, cha mẹ dành nhiều thời gian cho con trong những năm đầu đời là tạo nên sự gắn kết bền bỉ, tạo cho trẻ không lo lắng về sự chia cắt và giúp con phát triển toàn diện hơn.

‘Những gắn bó trong thời thơ ấu của cha mẹ với con sẽ giúp con có những mối quan hệ tốt và an toàn sau này’, bác sĩ Nguyệt nói.

Có một vấn đề nữa mà bác sĩ Nguyệt muốn các ông bố bà mẹ cần quan tâm, đó là trong hai năm đầu, trẻ cũng đã có tính tự lập, muốn thể hiện là một cá thể riêng, tự chủ và bắt đầu xây dựng lòng tự trọng. Những tính cách này thể hiện thông qua việc bú mẹ, mút tay, chân... của con.

‘Mút tay là giúp kính thích não bộ của trẻ và giúp trẻ thể hiện tính tự lập từ lúc còn nhỏ. Trẻ nằm một mình trong nôi ê a, đưa ngón tay, ngón chân vào miệng mút là việc làm về tính tự lập đầu đời của trẻ’, bác sĩ Nguyệt nói.

{keywords}
Các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ nhiều thông tin về tiêu hóa và dinh dưỡng cho trẻ em.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, ông bà ta cứ thấy trẻ cho tay, chân vào miệng là cấm, hoặc dùng các biện pháp để ngăn lại. Việc làm đó là sai lầm và vô tình ngăn cản tính tự lập ngay từ giai đoạn đầu đời của trẻ. Việc cấm con mút tay, chân là tạo áp lực và căng thẳng cho con.

Theo bác sĩ Nguyệt, để trẻ mút tay chân an toàn, cha mẹ nên tắm rửa, rửa sạch, thường xuyên cắt móng tay, móng chân cho con.

Xử lý 'bệnh chống đối' của con

Xử lý 'bệnh chống đối' của con

Con bạn liên tục muốn thách thức, phản kháng mọi người, rất có thể con đang gặp rối loạn thách thức chống đối. Đừng la mắng hay chỉ trích, hãy đặc biệt quan tâm, theo dõi và thiết lập các quy tắc cứng rắn hơn để uốn nắn con.

Diệu Thuần