{keywords}
 
{keywords}
 

21h tối một ngày thứ Bảy, trong nhóm khiêu vũ ở một góc phố Đinh Tiên Hoàng, một người phụ nữ khó đoán tuổi đang say sưa nhảy những vũ điệu sôi động. Chiếc áo cách điệu kết hợp với chiếc quần soọc màu trắng trẻ trung khiến ít người nghĩ rằng cô đã 65 tuổi. Chiếc khăn trùm đầu là lạ khiến người ta tưởng đó là gu thời trang của một người phụ nữ cá tính.

Trò chuyện mới biết cô Phí Thị Linh, mắc bệnh ung thư đã gần 1 năm nay. Trong những ngày tháng truyền hoá chất để chiến đấu với bệnh tật, mỗi tuần đôi lần cô Linh vẫn từ Hồ Tây ra phố đi bộ bờ Hồ để khiêu vũ cùng với những người bạn nhảy ở câu lạc bộ khiêu vũ Đêm Hà Nội. 

‘Tối cuối tuần cô nhảy ở đây, còn buổi sáng cô nhảy ở câu lạc bộ Bách Thảo’.

Cô Linh kể, cô đã tham gia câu lạc bộ Đêm Hà Nội được 3-4 năm nay và sinh hoạt ở tuyến phố đi bộ này từ ngày phố bắt đầu đi vào hoạt động – khi mà mới chỉ có vài đôi nhảy thường xuyên, đến nay đã có mấy chục đôi.

‘Cô coi khiêu vũ là một môn thể thao lành mạnh. Cô thấy khoẻ người, tinh thần sảng khoái lắm. Cô bị bệnh như thế nhưng cô lạc quan lắm, chẳng nghĩ ngợi làm gì nhiều’.

{keywords}
Cô Phí Thị Linh (65 tuổi) là một thành viên của câu lạc bộ khiêu vũ Đêm Hà Nội

Ông Nguyễn Chí Khôi, 65 tuổi - chủ nhiệm câu lạc bộ cho biết, câu lạc bộ của ông sinh hoạt vào các tối cuối tuần từ thứ Sáu đến Chủ Nhật ở tuyến phố đi bộ từ ngày mới thành lập.Câu lạc bộ khiêu vũ Đêm Hà Nội cũng có nhiều người già khó đoán tuổi như cô Linh.

Trước kia, khi chưa có tuyến phố này, ông Khôi và các thành viên khác thường tập ở những câu lạc bộ trong nhà. Từ khi tuyến phố đi vào hoạt động, mọi người rủ nhau lên đây tụ họp, cùng nhau khiêu vũ, cùng nhau tập thể thao.

Trong câu lạc bộ của ông, các thành viên ở đủ các lứa tuổi: 20-30 cũng có, 60-70 càng nhiều, thậm chí bố ông - năm nay 90 tuổi vẫn tham gia thường xuyên.

{keywords}

‘Số thành viên câu lạc bộ sinh hoạt thường xuyên ở đây chỉ có vài chục người, nhưng mỗi buổi tối cuối tuần khi chúng tôi bật nhạc, có tới hàng trăm người ra nhảy cùng chúng tôi. Câu lạc bộ dành cho mọi người, ai nhảy cũng được hết’.

‘Ở đây, chúng tôi không chỉ nhảy vì niềm vui, vì sức khoẻ của mình, mà chúng tôi còn có những khán giả trung thành’ - ông Khôi háo hức khoe.

‘Có những người già ốm đau liên lục, có những người không hề biết nhảy nhưng tối nào cũng có mặt ở đây. Họ xem chúng tôi nhảy như đi xem ca nhạc. Những bước nhảy, điệu nhạc giống như một món ăn tinh thần với con người. Tôi đam mê nó vì nó mang lại niềm vui và sức khoẻ’. 

‘Không gian phố đi bộ là một sân chơi lý tưởng cho hoạt động lành mạnh này’.

{keywords}
 

Đức Anh (17 tuổi) là tác giả của toà tháp 3 mét này sau hơn 1 giờ đồng hồ vã mồ hôi. Nhưng với vóc dáng nhỏ bé, cậu không thể một mình xếp từng miếng gỗ lên toà tháp đã cao gần gấp đôi đầu cậu. Ở một góc phố khác, đám đông đang vây quanh 2 thanh niên - một Tây một Ta - đang cõng nhau để hoàn thành ‘công trình’ xếp gỗ cao khoảng 3 mét.

Để xây được toà tháp 3 mét này, Đức Anh đã phải nhờ đến 3 ‘ông Tây’ cao to, lực lưỡng cõng mình trên vai để cậu xây được nó cao hết sức có thể.

Dù đã ướt đẫm chiếc áo phông, chàng trai ngoại quốc vẫn kiên trì đi vòng vòng quanh toà tháp từng bước nhỏ để hỗ trợ Đức Anh thực hiện kỷ lục chưa từng có trước sự cổ vũ của đám đông đang thi nhau quay phim, chụp hình đầy thán phục. 

Đức Anh cho biết, thỉnh thoảng cậu có chơi trò này ở nhà nhưng do ít gỗ nên chỉ xếp được một đoạn là hết. Chỉ có ra đây, cậu mới có nhiều gỗ và không gian thoải mái để xếp được cao như thế.

Hôm nay, cùng bạn bè ra phố đi bộ uống cafe, thấy chồng gỗ đã cao kha khá nên cậu háo hức xếp nốt, không ngờ lại lập kỷ lục cho bản thân. 

‘Em thấy không gian phố đi bộ rất sôi động, có nhiều trò chơi dành cho người trẻ’.

{keywords}
 

Phía xa xa là một chiếc hộp giấy đặt sẵn chờ đón những tấm lòng hảo tâm. Số tiền từ buổi gây quỹ hôm nay sẽ được dành để mua quà cho các cụ già ở Trại phong Sóc Sơn.Đi tiếp một đoạn nữa là khu vực biểu diễn gây quỹ từ thiện của nhóm học sinh tới từ một số trường THPT của Hà Nội. Những tiết mục ca hát, nhảy hiện đại của các em thu hút rất đông người xem.

Lê Hà Linh (học sinh lớp 12 Pháp 2, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam), một thành viên của nhóm cho biết, dự án của các em đã hoạt động được 4 năm nay và đây là buổi biểu diễn thứ 7 của các em tại tuyến phố đi bộ quanh bờ Hồ.

‘Bọn em có cả những buổi biểu diễn trong nhà có bán vé. Nhưng ở đây, bọn em có một không gian tốt hơn những buổi biểu diễn trong nhà. Chúng em sẽ được tiếp cận với những dòng người ở nhiều tầng lớp, độ tuổi, quốc tịch khác nhau và có cơ hội để gây quỹ được nhiều hơn’ - Hà Linh chia sẻ. 

‘Để được tổ chức một buổi diễn như thế này, bọn em phải đăng ký với UBND quận Hoàn Kiếm trước khoảng 1 tháng. Tối nay cũng có nhiều người đi qua hỏi thăm chúng em rằng dự án làm gì, quyên góp cho ai. Chắc là khi về nhà, mọi người sẽ liên lạc lại với em để cùng chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn’.

{keywords}
 

Trung là một trong những ‘tín đồ’ của phố đi bộ. Tuần nào cậu cũng ra đây 1, 2 buổi để chơi những trò chơi ‘trở về tuổi thơ’ mà cậu bảo ở nhà không có không gian để chơi, và cũng không có ai chơi cùng. Trung (20 tuổi, sinh viên Học viện Tài chính) khiến những người đứng xem trầm trồ kinh ngạc về tài nhảy dây siêu nhanh của mình.

‘Ngoài nhảy dây, em thích chơi cà kheo, ô ăn quan, đá cầu’.

‘Em thấy không gian phố đi bộ rất tuyệt. Nó là một sân chơi để người dân Thủ đô xả ‘stress’ sau một tuần học tập, làm việc vất vả’.

‘Ở đây, em chơi cùng với những người xa lạ nhưng cũng có nhiều gương mặt trở thành thân quen khi thường xuyên gặp nhau’. 

{keywords}
 

Cách đây 3 năm - ngày 1/9/2016, tuyến phố đi bộ quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm được đưa vào thí điểm thực hiện từ 19 giờ thứ Sáu đến 24 giờ Chủ nhật hàng tuần.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - ông Nguyễn Đức Chung khi ấy đã nói: ‘Chúng ta tin tưởng rằng với những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Thăng Long cùng sự hội tụ và những biến tấu văn hóa - ẩm thực phù hợp với nhịp sống đương đại sẽ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí lành mạnh của người dân thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước’.

Sau 10 tháng thí điểm, UBND TP thống nhất báo cáo Thường trực Thành uỷ chấp thuận chủ trương tiếp tục duy trì triển khai tổ chức không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, chính thức bắt đầu từ ngày 1/7/2017.

Trong đó, đề xuất phương án thực hiện như: Giao UBND quận Hoàn Kiếm là đơn vị chủ trì, đầu mối tổ chức toàn bộ các hoạt động (có thể thực hiện thông qua ban quản lý chuyên trách) trên cơ sở hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn của các sở, ban, ngành có liên quan của thành phố. Đồng thời, giữ nguyên thời gian tổ chức (không thay đổi giữa các mùa) đảm bảo ổn định sản phẩm văn hóa du lịch, gồm cả các ngày lễ 30/4-01/5.

{keywords}{keywords}

TP cũng xác định không gian đi bộ có ý nghĩa chính là không gian văn hóa, chủ yếu giới thiệu sản phẩm văn hóa; các hoạt động dịch vụ thương mại là thứ yếu đảm bảo nhu cầu thiết yếu phục vụ người dân tham gia không gian đi bộ. 

UBND quận Hoàn Kiếm là cơ quan chủ trì, phối hợp với Sở Công thương tổ chức thiết kế, triển khai các quầy hàng (toa xe) phục vụ các dịch vụ thiết yếu, bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, cafe, nước ép trái cây, nước uống.... TP cho phép đấu giá các quầy hàng để thu hút, ngăn chặn tình trạng bán hàng rong, các trò chơi nguy hiểm…

TP cũng giao Sở Văn hoá và Thể thao xây dựng kế hoạch tổ chức các sự kiện văn hóa đến hết năm 2017 và năm 2018, tập trung các loại hình: Âm nhạc, lễ hội hoa Anh Đào, giao lưu văn hóa Nhật Bản, văn hóa Asian, giao lưu văn hóa các địa phương, festival đường phố, lễ hội bia, các giải đua xe đạp, chạy....  Mục tiêu là tăng cường đưa các hoạt động văn hóa về tổ

{keywords}
 

chức tại đây để trở thành trung tâm quảng bá phát triển văn hóa của Thủ đô và cả nước.


Nhờ đó, giá trị di sản văn hóa, cảnh quan mặt nước, cây xanh quanh hồ như: Đài Nghiên, tháp Bút, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, đền thờ vua Lê, tháp Hòa Phong, tháp Báo Thiên, đền Bà Kiệu, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục… càng được phát huy.Trong suốt 3 năm qua, nhiều chương trình, sự kiện văn hoá nổi bật trên tuyến phố đi bộ đã được dư luận đánh giá cao, như: Chương trình hòa nhạc của dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới London Symphony Orchestra; Lễ hội Hoa anh đào (Nhật Bản); biểu diễn vũ điệu Tăng-Gô (Ác-hen-ti-na); 'Không gian văn hóa dân tộc Mông - Hà Giang tại Hà Nội'; 'Quảng Bình trong lòng Hà Nội'... 

Hình ảnh Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình càng trở nên gần gũi với nhân dân, bạn bè trong nước và thế giới.

 

{keywords}
 

Theo đánh giá của UBND quận Hoàn Kiếm, từ khi triển khai không gian đi bộ, lượng khách du lịch đến với Hoàn Kiếm nói riêng và Hà Nội nói chung càng tăng trưởng nhanh. Thống kê cho thấy, lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm tại không gian đi bộ trung bình ban ngày khoảng 3.000 - 5.000 người, buổi tối khoảng 1,5 - 2 vạn người. Đặc biệt, vào những thời điểm không gian đi bộ diễn ra sự kiện lớn hoặc vào các dịp lễ lớn của Thủ đô và đất nước, khu vực này trở nên quá tải.                  

Nhờ sức hấp dẫn của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm mà lượng khách du lịch lưu trú trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cũng có biến chuyển đáng kể. Nếu năm 2017, lượng khách lưu trú đạt trên 1,7 triệu lượt người, tăng 33% so với năm 2016 thì 9 tháng đầu năm 2018 là trên 1,4 triệu lượt người, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2017.

Số cửa hàng kinh doanh chuyển sang dịch vụ du lịch tăng 594 cơ sở. Toàn quận có 585 khách sạn và cơ sở lưu trú, tăng 121 cơ sở so với năm 2017, trong đó có 225 khách sạn được xếp hạng, gắn sao. 

Những kết quả trên góp phần quan trọng tăng thu ngân sách Nhà nước cho quận Hoàn Kiếm. Năm 2016, quận thu trên 5.200 tỷ đồng, năm 2017 đạt trên 6.000 tỷ đồng, 8 tháng đầu năm 2018 đạt trên 5.700 tỷ đồng và ước cả năm 2018 đạt trên 7.500 tỷ đồng.

{keywords}{keywords}

Chia sẻ với VietNamNet, ông Phạm Tuấn Long - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, 3 năm tuyến phố đi bộ đi vào hoạt động đã tạo dựng được một điểm đến, điểm nhấn của Thủ đô; tạo ra không gian vui chơi, thư giãn cho cộng đồng dân cư, du khách trong và ngoài nước. Ở đó không chỉ đong đếm bằng các sự kiện nhiều theo cấp số nhân, mà còn ở quy mô và chất lượng tổ chức.

‘Nếu như năm đầu tiên triển khai, Hà Nội phải hỗ trợ, kêu gọi các đơn vị nghệ thuật biểu diễn lên chương trình, đảm bảo kín lịch ở các khu vực trước cổng đền Bà Kiệu, tượng đài vua Lê, khu nhà Bát Giác…; thì đến nay các nhóm nhạc từ trong nước và nước ngoài tự nguyện đề xuất được xếp lịch biểu diễn. Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm đã, đang và sẽ trở thành sân khấu ngoài trời của TP. Hà Nội’.

Ông Long cho hay, với những hiệu quả đã đạt được, UBND quận Hoàn Kiếm có chủ trương mở rộng tuyến phố đi bộ, thêm các tuyến Gia Ngư - Đinh Liệt - Hàng Bè - Hàng Bạc vào quy hoạch. Tuy nhiên, để thực hiện điều này, hiện UBND quận đang tiến hành chỉnh trang toàn bộ khu phố cổ, sửa sang hè phố, bố trí lại giao thông, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường.

{keywords}
 
{keywords}


Bài: Nguyễn Thảo

Ảnh: Nguyễn Thảo - Lê Anh Dũng

Thiết kế: Phạm Luyện