Với chị, người phụ nữ không may mắn bị chứng dị tật không có âm đạo, hạnh phúc vợ chồng là điều xa xỉ. Và dù yêu lắm thì anh chồng chỉ biết thở dài vì bao đêm tìm tòi vẫn không thể làm gì được.

Bị trả dâu vì không có âm đạo

Vóc dáng nhỏ nhắn, xinh xắn, chị từng khiến bao chàng trai xiêu lòng. Tuổi thơ của chị phát triển bình thường như bao chúng bạn khác. Chỉ đến năm 18 tuổi, chị Ngọc Hà (Phú Thọ) nhận ra sự khác biệt cơ thể mình so với những cô bạn cùng trang lứa. Chị không có kinh nguyệt dù tuyến vú có phát triển. Chị lo lắng chờ đợi ngày đèn đỏ nhưng càng chờ càng không thấy đâu.

Năm 20 tuổi, chị lấy một người đàn ông ở thành phố Việt Trì. Cuộc sống hôn nhân nhanh chóng tan vỡ vì người chồng không "làm ăn" gì được. Nhớ lại ngày ấy, chị Hằng vừa buồn cười lại có chút xấu hổ. Chồng chị hì hụi cả đêm mà không thể nào "tra súng vào nòng". Anh mệt nhoài rồi ngủ. Tối nào hai vợ chồng cũng cố gắng nhưng âm hộ của chị Hằng bị bịt kín, người chồng cảm nhận rõ như một cục thịt chắn ngang cửa "cô bé".

Hai vợ chồng ở cùng nhau được 3 tháng, gia đình nhà chồng chị Hà lúc ấy mang trả dâu vì lý do con trai họ không quan hệ được với vợ. Lúc này, chị Hà đi khám bệnh được các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, chị không có ống âm đạo như phụ nữ bình thường. Bản án không có âm đạo tuyên lên, chị Hà ngất ngay tại viện còn mẹ chị chỉ biết khóc.

Cả tháng trời, cái dị tật không có âm đạo lan truyền nhiều nơi. Người ta cười cợt gọi chị là "thằng", là "anh" rồi là "chú". Có người còn hỏi chị đi kiểm tra xem biết đâu có dương vật nằm giấu đâu đó. Phụ nữ không có kinh nguyệt, không có âm đạo đâu phải phụ nữ.

Tan vỡ cuộc hôn nhân đầu, chị Hà sợ đàn ông. Giống như bao nhiêu người khác, có lúc khát khao sinh lý của chị cũng trỗi dậy mạnh mẽ. Chị hờn trách số phận rồi lại tủi thân tu tu khóc như đứa trẻ. Nhìn các em, bạn bè xây dựng gia đình, chị Hà thấy xót xa cho thân mình. Chị bỏ đi vào miền Nam biền biệt 8 năm trời. Căn bệnh không âm đạo khiến chị tủi thân từ chối biết bao chàng trai theo đuổi.

Lúc ấy, cùng xã chị có người đàn ông 3 con nhưng vợ anh ta qua đời vì sinh khó. Cảnh gà trống một nách ba đứa con thơ dại khiến nhiều người ái ngại. Phụ nữ ngại chẳng muốn đến với anh vì họ e dè cảnh con ông, con tôi, con chúng ta. Nhiều người khuyên anh tới hỏi chị Hà về làm vợ để cùng nhau nuôi nấng các con. Anh thì mặc cảm vì gánh nặng gia đình còn chị Hà tự tin không làm vợ được. Nhưng rồi họ cứ lặng lẽ tìm hiểu về nhau.

Vài năm sau, anh mạnh dạn sang hỏi cưới chị. Gia đình hai bên vun vén cho đôi trai gái. Anh em đều cho rằng số chị không thể sinh con nên nuôi con chồng sau này còn trông cậy con cái.

{keywords}

Ảnh minh họa.

 

Khát khao của người đàn ông tuổi 37 vắng hơi ấm đàn bà đã lâu khiến cho cuộc sống vợ chồng gặp nhiều khó khăn. Cũng như bao người đàn ông khác, chồng chị có khát khao sinh lý cháy bỏng nhưng không muốn phản bội vợ, cuộc sống chỉ có tiếng thở dài sau mỗi ngày.

Nhiều lần chồng rất tò mò về người phụ nữ không có âm đạo, anh háo hức khám phá cơ thể vợ. Đêm nào cũng lục xục trên bụng vợ, nhưng mọi cố gắng tìm "đường vào" đều thất bại. Để rồi, chỉ là tiếng thở dài ngao ngán của chồng, ánh mắt sẫm tối bẽ bàng và khuôn mặt đẫm nước mắt của vợ.

Tạo hình âm đạo để duy trì hạnh phúc

Họ cứ lặng lẽ đi bên cạnh cuộc đời nhau như thế. Mọi giấc mơ về hạnh phúc trọn vẹn đều là thứ ước mơ xa xỉ. Chị Hà chỉ còn biết tự cố gắng để thay đổi cuộc sống của mình. Chị làm quần quật hơn những người khác. Chị yêu thương con chồng như chính con mình sinh ra. Những lúc chồng tỏ ra mệt mỏi, chị tâm sự với anh.

Chị mớm lời muốn mở đường để anh đi giải khuây bên ngoài. Vợ càng thủ thỉ chia sẻ chuyện ấy, chồng chị Hà càng dằn vặt và không nỡ làm chị buồn. Càng ngày anh càng thương chị hơn.

Một lần tình cờ đọc báo, chồng chị Hà báo tin cho vợ hay, có phương pháp tạo hình âm đạo để có thể có con. Anh chị tìm đến bệnh viện Xanh Pôn. Các bác sĩ đã tư vấn giúp chị Hà và tiến hành phẫu thuật. Sau 6 tuần, vợ chồng chị Hà đã có thể quan hệ vợ chồng.

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Việt Dung - khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết phụ nữ bị dị tật âm đạo không có nhiều nhưng cũng không phải bệnh hiếm.

Trường hợp của chị Bùi Thị Thơ trú tại Thái Bình cũng tương tự. Cách đây 3 năm, chị Thơ tìm đến bệnh viện. Khi được bác sĩ tư vấn về chứng bệnh không có âm đạo, phải làm phẫu thuật. Chị Thơ buồn rầu ra về và không muốn làm phẫu thuật tạo hình vì có phẫu thuật nó cũng không giúp chị có con.

3 năm sau, chị gầy hơn, xanh xao hơn tìm đến với khoa có tâm tư xin được làm tạo hình âm đạo. Chị Thơ chia sẻ với mọi người chị vừa ly hôn với chồng. Sau khi tan vỡ hôn nhân vì chứng dị tật không có âm đạo, chị Thơ mới thấy cuộc sống chăn gối có giá trị như nào trong đời sống vợ chồng. Chị đã quyết định làm phẫu thuật tạo hình âm đạo để tìm kiếm hạnh phúc mới.

Cả chị Hà và chị Thơ tìm đến khoa Phẫu thuật Tạo hình khi đã có cuộc hôn nhân đổ vỡ và lúc này họ mới thấy hạnh phúc vỡ chồng không chỉ là tình yêu mà còn có quan hệ tình dục.

*Tên nhân vật đã thay đổi

(Theo Infonet)