VietNamNet khảo sát một số quan điểm của người trẻ về vấn đề tội phạm máu lạnh đang 'trẻ hóa'. Chúng tôi xin đăng tải một vài ý kiến:

1. Bạo lực trong xã hội đang dẫn đến hậu quả đáng tiếc - Bạn Nguyễn Thị Loan (sinh viên năm cuối Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN

 
{keywords}
Bạn Nguyễn Thị Loan, sinh viên năm cuối Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN
 

Gia đình và nhà trường hiện nay đang buộc các em học quá nhiều các môn văn hóa, mà quên đi rằng các hoạt động thể chất và hoạt động xã hội, cộng đồng góp một phần quan trọng cho sự phát triển toàn diện của các em, nhất là ở lứa tuổi đang hình thành và phát triển mạnh mẽ nhân cách.

Hơn thế nữa, các kiến thức giáo dục về đạo đức và kĩ năng sống từ cả gia đình và nhà trường còn quá hời hợt, dẫn đến hiện tượng các em hành động theo bản năng, hoang dã. Đôi khi, mối liên kết giữa người trẻ và cộng đồng còn lỏng lẻo, bởi sức hút của thế giới ảo và các mạng xã hội quá lớn, tâm hồn các em thiếu chỗ trống cho những giá trị nhân văn và những hành động đẹp.

Bạo lực gia đình - bạo lực học đường vô hình chung đã hình thành nên 2 hệ quả tiêu cực. Hệ qủa trước mắt là các hành vi bạo lực nói chung đã hằn sâu trong tiềm thức khiến cho các em trở nên lầm lì và dần dần hình thành trong các em thái độ bất cần, máu lạnh. Đây là xu hướng chính dẫn đến hành vi phạm tội dã man của người trẻ.

Các bạn trẻ ngày càng có xu hướng sống ảo, thay vì kết bạn và có những mối quan hệ thực thụ thì các bạn chỉ kết bạn ảo. Internet ngày nay cũng khiến cho giới trẻ đang tin và dựa vào những tin vịt trên mạng xã hội ngày càng nhiều. Nhiều bạn nghiện game, trở thành đối tượng bị lợi dụng, ví như vụ hung thủ trong vụ án thảm sát tại Bình Phước vừa qua.

3. Gia đình là gốc rễ - Em Đào Thị Nghĩa – Trường THPT Mê Linh

 

{keywords}
Ảnh 3: Em Đào Thị Nghĩa – Trường THPT Mê Linh) (bên trái ngoài cùng)
 

Nếu như một gia đình luôn có sự giáo dục nghiêm khắc, dành thời gian quan tâm đến con, chia sẻ, động viên, đưa ra những giải pháp phù hợp cho con, giúp con tháo gỡ những vấn đề còn bế tắc thì con làm sao có thể bước vào con đường sai trái được?

Gia đình là nhân tố vô cùng quan trọng, dù ta có thành đạt đến đâu mà đằng sau là sự cô độc vây quanh thì cũng chỉ là một kẻ thất bại. Nếu nhìn một cái cây, bạn không chỉ nhìn ngọn của nó cao chừng nào, mà hãy nhìn vào gốc rễ có chắc hay không. Gia đình tan vỡ sẽ để lại vết thương lòng không sao lành lại được, chưa nói đến những tác động của xã hội sẽ làm vết thương đó sâu thêm. Nếu con người đó không có bản lĩnh ngay từ khi còn nhỏ, nhất định sẽ gây ra những hành động tội lỗi.

Game online đang bủa vây chúng tôi - Trần Hoàng Minh (21 tuổi, Trường Đại học Thương Mại):

Nhiều người bạn của tôi online facebook còn nhiều hơn thời gian học, chơi game online tới 1,2 h sang vẫn chưa muốn đi ngủ, nếu không thì cũng xem phim. Rất ít người giữ được nếp sinh hoạt ngủ trước 11h tối. Các game vẫn bị nói là có tính bạo lực nhưng chúng tôi chơi nhiều những loại game như thế. Ít nhiều chúng tôi cũng bị ảnh hưởng bởi điều này. Bên cạnh đó tôi cũng cảm thấy giáo dục ở trường chưa đủ để xây dựng lối sống lành mạnh. Các biện pháp đưa ra nói thì rất quyết liệt nhưng làm thì rất hời hợt

Một người 20-24 tuổi phạm tội thì không thể đổ lỗi cho cha mẹ thiếu sâu sát, bởi hành động là do người đó gây ra chứ không phải cha mẹ. Ở tuổi đó, cha mẹ có muốn quản cũng không được. Trong số bạn bè của tôi, cũng chỉ có vài đứa là bố mẹ bảo gì nghe nấy, còn hầu như là chúng nó tự quyết định hết. Có đứa đi chơi điện tử, suốt ngày mẹ nó đi tìm nhưng vẫn đâu lại vào đó, đánh nhau bố mẹ nó mất bao nhiêu tiền để đền nhưng lần sau lại vẫn thế, nói chung là không bảo được.

Áp lực cuộc sống dễ khiến người trẻ nổi khùng - Nguyễn Hương (24 tuổi, nhân viên truyền thông):

Theo tôi, kỹ năng và kinh nghiệm sống là những yếu tố quan trọng tạo nên cái gọi là “bản lĩnh” của mỗi người. Nó giúp chúng ta sàng lọc những điều mà mình tiếp thu được trong xã hội hàng ngày, từ đó điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho đúng đắn và phú hợp. Xã hội phát triển, con người hàng ngày bị bủa vây bởi vô vàn những luồng thông tin tốt và xấu, nếu không trải qua va vấp, không có đủ kỹ năng và kinh nghiệm sống, chúng ta sẽ không thể phân biệt được tốt xấu, dẫn đến những suy nghĩ sai lầm, lệch lạc. Đó cũng chính là mầm mống dẫn đến phạm tội.

Con người luôn có tâm lý đám đông. Khi thấy đám đông nghiêng về một quan điểm nào đó, thì một cá nhân sẽ có xu hướng chạy theo mà chưa cần tìm hiểu, phân biệt đúng sai. Cũng vì thế, ngày càng nhiều vụ án, cái chết thương tâm có nguyên nhân xuất phát từ internet, mạng xã hội… Con người nói chung và giới trẻ nói riêng ngày nay chịu ảnh hưởng quá lớn, có thể nói là đang bị điều khiển bởi internet, mạng xã hội, game online.

Giáo dục ở gia đình và nhà trường nhìn chung hiện chưa đủ để xây dựng lối sống lành mạnh, quan tâm sâu sát tới giới trẻ. Nền giáo dục được xây dựng không dựa trên nhu cầu thực tế của xã hội, của giới trẻ. Cùng với đó, gia đình hiện nay đang dần mất đi những nền tảng cơ bản, mất đi sự gắn kết giữa các thành viên. Điều này khiến giới trẻ dần thu mình vào một thế giới riêng mà gia đình, thầy cô không thể nào hiểu được. Khi gặp chuyện, bản thân không tìm được nơi chia sẻ, không tìm được điểm tựa, không có được những lời khuyên và cách giải quyết đúng đắn, nên đã dẫn đến những hành vi sai lầm, hậu quả đáng tiếc.

đời tư bị soi xét quá sâu, áp lực từ những suy nghĩ quan trọng hóa vật chất, áp lực theo đám đông...Những điều này khiến chúng tôi nhiều khi nảy sinh tâm lý chán nản, muốn buông xuôi, ức chế, mệt mỏi, dễ nổi nóng. Nếu không tìm được cách để tự cân bằng thì rất dễ gây ra hành vi bạo lực, nghiêm trọng hơn là phạm tội.

{keywords}
Tội phạm máu lạnh đang ngày càng trẻ hóa là một vấn nạn của xã hội

Người trẻ cần học kỹ năng tự vệ - Dương Thu Uyên (20 tuổi, Sinh viên Học viện quản lý giáo dục):

Theo em, các bạn trẻ cần có kỹ năng quan sát, nhận biết hành vi bất thường dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Sớm cảm nhận được sự nguy hiểm sẽ tốt hơn rất nhiều. Tiếp đó là kỹ năng tự vệ và bình tĩnh. Điều này đặc biệt quan trọng với các bạn nữ. Không nên phản ứng thái quá, mà phải giữ bình tĩnh để lựa tình hình 1 cách khôn khéo và hạn chế rủi ro 1 cách tốt nhất. Để đưa ra quyết định đúng đắn thì phải dùng hết kinh nghiệm của bản thân để ứng phó 1 cách hợp lí nhất. Khi mình hoặc người thân gặp nguy hiểm: trong điện thoại luôn sẵn sàng có số của công an địa phương, hàng xóm, người thân để gọi ngay khi cần thiết.

Gia đình, nhà trường hãy giảm áp lực với chúng em - Trần Thanh (13 tuổi, học sinh lớp 9):

Nếu cha mẹ không theo sát con, không giúp con gỡ rối các vấn đề gặp phải trong cuộc sống thì con dễ bị sa ngã.

Khi chúng em mắc lỗi, em mong cha mẹ không đánh chửi mà hãy ngồi nói chuyện với chúng em. Nếu mà đánh chửi thì sẽ không giải quyết được vấn đề đâu, làm thế thì khiến em sẽ càng sợ hơn và không dám chia sẻ gì nữa.

Về chuyện cá nhân của con cũng như việc chèn ép con học quá nhiều càng làm tăng căng thẳng của con cái đối với việc học hành. Khi mà cha mẹ ép con quá mức và con quá căng thẳng thì đầu óc sẽ khó mà suy nghĩ chín chắn được và từ đó dẫn đến những hành động bồng bột.

Em mong rằng gia đình nên hiểu con cái của họ muốn gì và đừng ép buộc con phải đi theo lối suy nghĩ của cha mẹ, để con tự chọn ước mơ cho mình. Em mong nhà trường cần hiểu học sinh của họ hơn, không nên kỉ luật quá nghiêm khắc hoặc kỉ luật lỏng lẻo quá, và họ nên giảm áp lực của học sinh, đặc biệt là bài tập về nhà.

Đỗ Dung - Kim Minh (ghi)

BẠN CÓ NHỮNG SUY TƯ GÌ VỀ XÃ HỘI QUA VỤ THẢM SÁT TẠI BÌNH PHƯỚC? MỌI Ý KIẾN XIN GỬI THEO MẪU PHẢN HỒI DƯỚI ĐÂY HOẶC EMAIL bandoisong@vietnamnet.vn. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!