Tự ăn lông trên cơ thể mình, bé gái có kinh nguyệt... là những điều lạ lùng về trẻ sơ sinh khiến bố mẹ sẽ "sốc".

Tự ăn lông trên cơ thể mình trước khi chào đời

Có thể bạn không tin điều này. Khoảng vào tháng thứ 4 của thai kì, cơ thể em bé trong bụng mẹ sẽ mọc ria mép. Tiếp theo là những chiếc lông tơ sẽ dài dần và lan rộng khắp cơ thể trong 1 tháng sau. Tuy nhiên, tất cả những lông tơ này sẽ bị rụng trước khi em bé chào đời. Em bé trong bụng mẹ sẽ ăn những chiếc lông này. Khi chào đời, những chiếc lông này sẽ được tiêu hóa trong bụng của em bé và trở thành phân su đầu tiên trong đời của trẻ sơ sinh.

{keywords}

Trẻ sơ sinh sẽ tự ăn lông trên cơ thể mình trước khi chào đời. Ảnh minh họa

Tăng gấp đôi trọng lượng trong 5 tháng đầu tiên sau sinh

Về cơ bản, “những quái vật đáng yêu” luôn khát sữa này sẽ chẳng làm gì ngoài ăn, ị, ngủ nhưng chúng vẫn tăng gấp đôi trọng lượng trong 5 tháng đầu sau khi chào đời. Và cân nặng của chúng sẽ không ngừng tăng trong những tháng tiếp theo.

Sinh ra đã có nụ vị giác

Khi sinh ra em bé sẽ có những nụ vị giác - những hạt nhỏ lấm tấm trên lưỡi để nhận thức được vị. Những nụ vị giác này sẽ mờ dần khi em bé sơ sinh lớn lên.

Bé sơ sinh gái sẽ có kinh nguyệt

Khi em bé còn ở trong bụng mẹ, chúng sẽ chịu ảnh hưởng bởi hormone của mẹ vì vậy ngay sau khi chào đời vài ngày bé gái sẽ có kinh nguyệt non đầu tiên trong đời. Đôi khi mẹ sẽ thấy ở núm vú của bé tiết ra một ít máu. Trong trường hợp này mẹ đừng quá lo lắng. Đây là hiện tượng hết sức bình thường, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé là ổn.

Mắt có kích thước bằng khoảng 75% mắt người lớn

Mẹ sẽ ngạc nhiên vì nhãn cầu của mắt bé khá lớn so với đầu của bé. Ngay từ khi sinh ra mắt trẻ đã có kích thước bằng khoảng 75% so với mắt người lớn.

Khi chào đời tầm nhìn của trẻ sơ sinh chỉ ở mức 20/400 (giống mắt của người cận thị) và trẻ chỉ nhìn được những vật ở gần. Sau một thời gian (khoảng 6 tháng tuổi) trẻ tầm nhìn của trẻ sẽ ở mức 20/20.

Ngủ mở mắt

Theo y khoa, hiện tượng bé ngủ mở mắt hoàn toàn vô hại và cũng không phải là bệnh tật gì cả. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ sơ sinh nhất là vào độ tuổi từ 12-18 tháng.

Không có xương bánh chè

Đầu gối của bé chưa được hình thành đầy đủ khi bé sinh ra. Nó chỉ là sụn. Sụn này sẽ dần dần hình thành xương trong độ tuổi 2 đến 6.

Khóc không có nước mắt

Trẻ sơ sinh không tạo ra nước mắt khi khóc. Nguyên nhân là vì ống dẫn tuyến nước mắt chưa hoạt động thông suốt, ít nhất là một tháng sau khi sinh. Một số bé mất 3 tháng mới bắt đầu có nước mắt.

{keywords}

Thở và nuốt cùng một lúc

Đã bao giờ bạn thử vừa thở vừa nuốt cùng một lúc chưa? Hãy thử đi, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm được điều này. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh chúng có thể vừa thở vừa nuốt cho đến lúc 7 tháng tuổi.

Đầu của trẻ sẽ “bập bùng” lúc mới sinh ra

Khi sinh ra, đầu cùa trẻ sẽ không cứng mà trên trán sẽ có một phần mềm, bập bùng gọi là thóp. Phần sọ này sẽ đầy dần theo tháng tuổi. Nó là khu vực hết sức nhạy cảm cần được bảo vệ.

Cực kì khỏe

Trẻ sơ sinh có phản xạ bám vào mọi thứ bằng tay. Lực bám này đủ mạnh để nhấc bổng cả cơ thể của chúng lên.

Vô tư khi “ị”

Trẻ con phần lớn là đáng yêu tuy nhiên chúng có thể “vô tư tặng cho bạn một bãi” bất cứ lúc nào. Phân của trẻ sơ sinh thường chỉ là chất lỏng kèm theo hạt nên chúng không hề mất sức khi “ị”.

Không nhớ những kí ức trong 3 năm đầu đời như thế nào

Trẻ con sẽ quên phần lớn những gì đã xảy ra trong 3 năm đầu đời. Các nhà thần kinh học gọi đây là hiện tượng "mất trí nhớ trẻ con". Tất cả chúng ta đều không nhận thức được những gì đã diễn ra khi chúng ta chào đời.

(Theo Trí Thức Trẻ)