- Thay vì bộ sắc phục nghiêm chỉnh như thường thấy, nữ công an sinh năm 1990 xuất hiện trong một bộ ảnh gợi cảm với những bức hình táo bạo gây nên nhiều luồng dư luận trái chiều.

Nguyễn Phương Thảo (1992) quê ở Thanh Hóa, hiện công tác tại CA huyện Ứng Hòa, HN đang gây bão trên mạng xã hội với bộ ảnh được đánh giá là phóng khoáng, táo bạo do nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Đức thực hiện.

Bộ ảnh được ghi lại ở Hồ Cửa Đạt, Thường Xuân, Thanh Hóa nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 23 của cô gái. Trong bộ ảnh, cô gái trẻ hóa thân thành thiếu nữ miền sơn cước với vẻ đẹp hoang dại, ma mị.

{keywords}
Bộ ảnh được thực hiện vào tháng 4/2015. Ảnh: Nguyễn Ngọc Đức

Điều đáng nói là trong bộ ảnh này có một số bức tạo hình khá táo bạo trong khi cô là một nữ công an nên có nhiều ý kiến trái chiều.

Trên mạng xã hội, độc giả Sơn Hồng Vũ phân tích: "Cơ quan nhà nước nào cũng có quy định riêng. Ví dụ như giáo viên đi dạy học phải mặc áo có cổ, không nhuộm tóc xanh tóc đỏ.Công an thì không được sơn móng tay, nam thì không được để tóc dài... Làm trong cơ quan nhà nước là phải tuân theo các quy định. Không chấp hành được thì tự bản thân mình đào thải mình thôi".

{keywords}
Một bức ảnh trong bộ ảnh gây bão trên mạng của Nguyễn Phương Thảo. Ảnh: Nguyễn Ngọc Đức

Một thành viên khác cũng nhấn mạnh: "Mình thấy mấy chị nữ cảnh sát giao thông ngoài đường giữa mùi xăng xe, khói bụi và chỉ mặc cảnh phục nhưng sao các chị vẫn đẹp thế. Đâu có phải cứ hở toang ra mới là đẹp?".

Đồng ý kiến, bạn Ngô Thị Phương Chi nói: "Đã công tác trong ngành CAND hoặc quân đội thì phải theo đúng quy định của ngành. Không ai ép bạn phải theo ngành đó, khi đã theo thì bạn phải tuân thủ đúng quy định. Nếu không thể tuân thủ bạn có thể ra ngành đi theo con đường mình yêu thích".

Tuy nhiên, bộ ảnh này cũng nhận được nhiều bình luận đồng tình. Người xem Hoàng Dược Sư ủng hộ cô gái trẻ: "Công an là không được tìm đến nghệ thuật? Cái đẹp là nghệ thuật, tại sao lại tước bỏ, hắt hủi nó?".

"Tôi thấy bộ ảnh này đẹp, không hề dung tục. Nghệ thuật thì tuỳ người cảm nhận nhưng tôi không thấy bộ ảnh làm mất thuần phong mỹ tục nếu sợ mất thuần phong mỹ tục thì những cuộc thi hoa hậu đừng có phần thi áo tắm. Công an vẫn là con người, con người luôn có nhu cầu tìm đến cái đẹp, tìm đến nghệ thuật, họ tìm thấy hạnh phúc từ nhu cầu đó, nhu cầu hạnh phúc là điều cơ bản nhất của con người. Vậy tại sao lại ngăn cản?", một người khác phân tích.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Thành Trung, Phó Trưởng Công an huyện Ứng Hòa, HN cho biết, Công an huyện đã báo cáo sự việc lên Công an TP Hà Nội để phối hợp làm rõ.

“Sự việc đang được được xác minh và chưa đưa ra hình thức kỷ luật nào đối với Nguyễn Phương Thảo”, ông Trung cho hay.

T.Nhung

Về vấn đề này, nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất (GĐ Công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn) cho rằng:

"Tôi thấy cô gái trẻ có một câu nói rất hay là "Cởi bỏ cảnh phục, tôi cũng là 1 cô gái’. Là một cô gái lại chưa có gia đình cô ấy phải được quyền khoe tuổi trẻ, khoe vẻ đẹp trời cho của mình. Mục đích của cô ấy là ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất của tuổi trẻ và chúng ta cũng ủng hộ bởi một bông hoa thì phải khoe sắc, phải được chiêm ngưỡng thì mới lột tả hết giá trị của một nhành hoa.

Nhưng chúng ta phải hiểu rằng một số ngành nghề như giáo viên, công an...có những quy định riêng. Khi mình vào ngành nghĩa là mình đã đồng ý tuân thủ những quy định ấy. Tức là mình được thể hiện cái tôi, các đẹp cái hay của mình và cả xã hội khuyến khích điều đấy tuy nhiên phải khoe ở đâu và khoe như thế nào để phù hợp với vị trí, vai trò của cá nhân cũng như ngành nghề mà mình tham gia.

{keywords}

Trả lời trên một trang tin, Nguyễn Phương Thảo nói: "Trước khi chụp ảnh, trong đầu mình chỉ muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của thời con gái, của tuổi xuân, chứ không hề nghĩ mọi chuyện sẽ như diễn biến phức tạp như ngày hôm nay". Ảnh: Nguyễn Ngọc Đức

Giới trẻ ngày nay có một ưu điểm là tự tin thể hiện những gì mình có nhưng sai lầm của một số bạn là thể hiện không đúng cách, đúng chỗ. Tuy nhiên, xung quanh bộ ảnh này tôi thấy cư dân mạng vào "ném đá" cô gái trẻ cũng là một hành vi tiêu cực. Bởi theo tôi, cô ấy còn trẻ (23 tuổi) mà đặc quyền của tuổi trẻ là sai lầm chúng ta phải cảm thông và tôn trọng họ thay vì chỉ trích theo trào lưu".

Một chuyên gia tâm lý khác lại cho rằng, ở mỗi góc nhìn khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau. Với góc nhìn nhân vật chính trong bộ ảnh là một người phụ nữ, chúng ta thấy bộ ảnh này đẹp, có giá trị, hoàn toàn hợp lý khi cô ấy ghi lại khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời. Dưới góc nhìn người mẫu trong ảnh là nữ công an thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cô ấy có thể vi phạm quy định (điều này phải chiểu theo quy định riêng của ngành). Dưới góc nhìn là một công dân, cô gái trẻ này hoàn toàn không vi phạm pháp luật. 

Chuyên gia này nhấn mạnh, thay vì "auto chửi" (chỉ trích theo đám đông, trào lưu) chúng ta phải nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau mới đánh giá được vấn đề.

Những điều cấm đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

1. Không đeo kính màu đen khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác; không đút tay vào túi quần hoặc túi áo khi làm nhiệm vụ.

2. Không nhuộm tóc khác màu đen; móng tay, móng chân không để dài và không sơn màu. Cán bộ, chiến sĩ nam không để tóc dài trùm tai, trùm gáy hay cắt tóc quá ngắn; không để râu, ria ở cằm, ở cổ và trên mặt. Cán bộ, chiến sĩ nữ tóc phải gọn gàng.

...

(Trích Điều 43/chương 6/Quy định về điều lệnh nội vụ CAND)

N.Trang - T.Nhung