Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Viết Tiến- Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi các Bộ ngành, UBND các tỉnh thành phố tiếp tục chỉ đạo tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và tổ chức các hoạt động thiết thực hướng ứng ngày Thế giới không thuốc lá, đồng thời kêu gọi mọi người bỏ thuốc lá vì sức khỏe mỗi người, gia đình và cộng đồng.

Quang Hải, Tiến Dũng, Văn Hậu- Bộ 3 đại sứ đồng hành cùng chiến dịch Nói không với thuốc lá đã có mặt tại sự kiện, thu hút đông đảo người dân tham gia. Là những tài năng trẻ, trụ cột bóng đá nước nhà, mang lại niềm cảm hứng lớn lao, niềm tự hào dân tộc thông qua bóng đá, Quang Hải - Tiến Dũng - Văn Hậu còn tích cực chung tay giúp lan tỏa những thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống - vì một thế giới không có khói thuốc lá.

{keywords}
 

 

{keywords}
Hãy chọn sức khỏe, đừng chọn thuốc lá.

6 triệu người chết mỗi năm vì thuốc lá

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các ca tử vong trên toàn thế giới và cũng là nguyên nhân hàng đầu có thể ngăn ngừa cái chết. Mỗi năm, thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người, trong đó có hơn 5 triệu người đang và đã từng hút thuốc, và hơn 600 nghìn người không hút thuốc nhưng bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc của người khác. Số người chết vì thuốc lá nhiều hơn tổng số người chết vì HIV⁄AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại.

Ở Việt Nam, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam, gây ra khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm - tức là hơn 100 người chết vì thuốc lá mỗi ngày. Nếu không có can thiệp khẩn cấp, ước tính số tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm sẽ tăng lên thành 70.000 người vào năm 2030.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới với 47,4% nam giới trưởng thành hút thuốc. Rất may là tỷ lệ nữ hút thuốc còn thấp, chỉ chiếm 1,4% nữ giới trưởng thành (Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành - GATS-2010).

{keywords}
 

 

{keywords}

Đông đảo người dân tham gia hưởng ứng Ngày thế giới Không thuốc lá.

Trong tổng số 15 triệu người hút thuốc có 12,8 triệu (39,4% nam và 1,2% nữ) hút thuốc lá điếu. Hiện có 4,1 triệu người lớn hút thuốc lào (GATS 2010).

67% người không hút thuốc (khoảng 33 triệu người) nói họ bị tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nhà và 49% người lao động (khoảng 5 triệu người) cho biết họ bị ảnh hưởng bởi khói thuốc thụ động tại nơi làm việc (GATS 2010).

Các nhà xã hội học thống kê, nếu số tiền mua thuốc hút được dùng để mua thực phẩm hoặc chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết khác của hộ gia đình, hơn hai triệu người Việt Nam có thể thoát nghèo.

Thuốc lá nguy hiểm với cả người lớn và trẻ nhỏ

Hơn ai hết, trẻ em chính là nạn nhân hàng đầu của khói thuốc thụ động. Trẻ em hút thuốc thụ động từ khi còn nhỏ có thể phải chịu những hậu quả sức khỏe ở tuổi trưởng thành như tăng nguy cơ mắc bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do việc bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên khi còn nhỏ.

Ước tính trên toàn cầu, mỗi năm có tới 165.000 trẻ em chết trước 5 tuổi do nhiễm trùng đường hô hấp dưới vì hút thuốc thụ động gây ra.

{keywords}
 

Khói thuốc lá cũng là nguyên nhân làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn, góp phần gây ra tàn phế và tử vong cho cả người hút thuốc và người hút thuốc thụ động

Do đó, bỏ thuốc lá là phương pháp hiệu quả nhất để làm chậm tiến triển của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và cải thiện các triệu chứng hen suyễn.

Thuốc lá và các bệnh về phổi

Ngày Thế giới không thuốc lá năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn chủ đề “Thuốc lá và các bệnh về phổi”. Thông qua chủ đề này, Tổ chức Y tế thế giới muốn thông tin tới cộng đồng hậu quả của việc sử dụng thuốc lá với sức khỏe con người, nhất là các bệnh về phổi; đồng thời, kêu gọi các quốc gia có những hành động kịp thời, giảm nguy cơ tử vong do các bệnh về phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Hướng ứng Ngày thế giới không thuốc lá (31/5), hãy từ bỏ thuốc lá vì sức khỏe của chính bạn và những người xung quanh.

Theo những nghiên cứu của Hội Y tế Thế giới và những tổ chức về sức khỏe hàng đầu, thuốc lá có ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đối với sức khỏe người hút nói riêng và môi trường xung quanh nói chung.

Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% người mắc ung thư phổi là do hút thuốc lá. Nguy cơ mắc ung thư phổi ở người hút thuốc cao hơn 20 lần so với người không hút thuốc.

Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 75% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do hút thuốc lá. 

Tỷ lệ tử vong do mắc viêm phổi ở người hút thuốc cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc.

Hút thuốc lá thụ động làm tăng 30% nguy cơ mắc bệnh hen ở trẻ nhỏ; gây viêm đường hô hấp, viêm tai giữa ở trẻ nhỏ; làm chậm phát triển chức năng phổi ở trẻ nhỏ và làm suy giảm chức năng phổi ở trẻ nhỏ.

Minh Tuấn