- Họ đến từ nhiều vùng miền khác nhau. Họ là những cô gái tuổi đời từ 14 đến 30, lỡ mang thai bị người tình phụ rẫy. Các cô gái này không nỡ bỏ giọt máu của mình đã tìm đến đây để tạm lánh miệng thế gian. Nhà tạm lánh Mai Tiến (phường Hố Nai, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) từ nhiều năm nay đã đón nhận và cưu mang những phận người như thế...

Những mảnh đời... tạm lánh

Theo chân chị Nguyễn Thị Căn, người phụ trách công tác nhân ái của nhà thờ Tây Hải, chúng tôi đi thăm nhà tạm lánh. 

Đây được xem là nơi nương tựa của những người mẹ đơn thân lầm lỡ nhưng cố gắng giữ giọt máu của mình chờ đến ngày sinh nở.

{keywords}

Những căn phòng dành cho mẹ đơn thân

Nhà tạm lánh được linh mục Giuse Nguyễn Văn Tịch, chánh xứ nhà thờ Tây Hải, thành lập sau khi hình thành nghĩa trang thai nhi. Ban đầu nhà tạm lánh chỉ là một căn nhà cấp 4 với 7 phòng. 

Do số lượng thai phụ đến nương nhờ ngày càng đông, diện tích nhà tạm lánh được mở rộng hơn với 12 phòng, mỗi phòng có thể chứa từ 3 - 4 người, được trang bị tiện nghi tối thiểu. Con số sản phụ hiện đang được che chở, đùm bọc lên đến hơn 30 người.

Chị Căn cho biết thêm, cứ khoảng hơn 1 tháng sau các ngày lễ lớn thì số người tạm lánh lại tăng lên. Nhà tạm lánh vốn là một tổ ấm, sẵn sàng tiếp nhận tất cả những ai lầm lỡ vào tạm trú miễn phí hoàn toàn một thời gian chờ ngày sinh nở. 

Mục đích của nhà tạm lánh này là giúp chị em giữ gìn được giọt máu của mình cho đến ngày khai hoa nở nhụy.

{keywords}

6 thai phụ đang tham gia nấu bữa cơm từ thiện.

Dạo một vòng quanh nhà tạm lánh, chúng tôi bắt gặp hình ảnh 6 chị em đang chuẩn bị nguyên liệu cho bếp ăn từ thiện của nhà thờ. T.H, 27 tuổi - người lớn tuổi nhất trong nhóm, cho biết, em đến từ Hà Nội. 

Khi làm công nhân ở một cơ xưởng tại Hà Đông, em quen với một người đàn ông 34 tuổi, đã lập gia đình

Em kể: "Ban đầu cứ ngỡ anh ấy còn độc thân nhưng khi biết sự thật em đã chủ động chia tay. Điều không may, chỉ một thời gian ngắn sau, em phát hiện mình đã mang thai được 2 tháng. Em không thể để gia đình, bạn bè và những người xung quanh biết được. 

Một lần lên mạng, em biết được mái ấm này nên đã lẳng lặng tìm đến. Mới đó mà đã 4 tháng rồi, nay cái thai đã lớn. Cha đứa bé biết tin, muốn phụ vào để em sinh đẻ, nuôi con nhưng em từ chối. 

Sắp tới sau khi sinh xong chắc em ở lại trong này luôn để tìm cách làm ăn sinh sống nuôi con".

{keywords}

Chị Căn, người phụ trách nhà tạm lánh, bế một em bé. Mẹ bé người Ninh Bình vào tạm lánh sau khi chồng bỏ đi vì bệnh ung thư.

Mong được trở về

Nhà tạm lánh thật yên ả, thỉnh thoảng chỉ vang lên tiếng khóc của những trẻ sơ sinh. Một vài bà mẹ trẻ thoáng ra thoáng vào rồi sau đó tiếng khóc im bặt... 6 người phụ nữ vẫn còn căm cụi với mớ thịt, rau. Những tiếng cười vang lên. Những câu chuyện dường như bất tận. 

P.H - cô gái đến từ Lâm Đồng - có nhan sắc vượt trội nhất trong nhóm, bày tỏ: "Em học năm cuối khoa ngữ văn ở một trường đại học.

Trong một lần dã ngoại em lỡ mang thai với người bạn cùng lớp. Biết chuyện, người bạn trai hứa hẹn sẽ tổ chức đám cưới. Sau nhiều lần hứa hẹn đến lúc bầu lớn thì anh ta đã ở... "ngoài vòng phủ sóng". Câu chuyện vỡ lở, ba em giận lắm. Mẹ em tìm cách đưa em vào đây chờ ngày sinh nở. 

7 tháng rồi. Mẹ em thỉnh thoảng cũng có ghé qua thăm. Mẹ nói, sau này sinh cháu thế nào ông ngoại cũng không nỡ bỏ đâu. Em cũng mong được như thế".

{keywords}

Một cô gái tạm lánh vừa sinh con.

Một cô gái khác người Ninh Bình vào nhà tạm lánh sau một lần lầm lỡ với người đàn ông ở cách nhà 20 km. Chuyện tình 2 người rất mặn nồng. Hạnh phúc tưởng chừng trong tầm tay thì bất ngờ, anh bặt vô âm tín. 

Sau nhiều ngày cố gắng liên lạc và tìm kiếm, người đàn ông yêu thương của chị vẫn không có chút tín hiệu nào. Trong khi đó, cái thai trong bụng người phụ nữ trẻ ngày một lớn.

Chị âm thầm bỏ nhà, vào TP. Biên Hòa. Vượt qua bao nỗi nhọc nhằn của một người phụ nữ mang thai, 2 tháng sau, một đứa bé trai chào đời. Chị vượt cạn một mình, không chồng, không người thân thích bên cạnh. Những lúc như thế trong lòng chị oán hận vô cùng.

Con được vài tháng, chị phải lao vào mưu sinh. Làm bất cứ việc gì để có tiền mà sống và dĩ nhiên số tiền chị kiếm được nơi đất khách với đứa con còn đỏ hỏn là không nhiều. Chị còn phải nương nhờ nơi nhà tạm lánh.

Gần đây, trong một buổi tối chị nhận được cú điện thoại từ một số rất lạ. Nhưng người gọi không lạ. Anh ta là cha đứa bé. 

Anh nói bằng một giong trầm buồn và đứt quãng: "Anh biết em buồn và giận anh lắm. Nhưng anh không thể làm khác hơn. Anh biết, không có anh em rất khổ nhưng nếu có anh bên cạnh em sẽ còn khổ hơn. 

Anh dứt bỏ ra đi vì anh được bác sĩ thông báo anh bị ung thư giai đoạn cuối. Nếu anh ở bên em, em một mình bụng mang dạ chửa sẽ vất vả hơn nhiều. Anh không muốn em khổ nên lặng lặng tìm nơi dưỡng bệnh. 

Gần đây, anh biết anh không còn sống được bao lâu nữa nên rất muốn được gặp em, gặp con một lần trước khi ra đi... ".

{keywords}

Vừa chăm con vừa làm gia công kẹo.

Chị giàn giụa nước mắt kể lại cho chúng tôi rồi nói trong thổn thức: "Em không còn giận anh ấy nữa. Em cũng muốn về thăm anh lắm nhưng giờ lấy tiền đâu để về?".

Câu nói của chị làm chúng tôi thắt lòng. Rời nhà tạm lánh, chúng tôi thấy có chút gì cay cay trên khóe mắt ...

Rơi nước mắt chuyện cô sinh viên mang bầu 7 tháng gõ cửa nhà chùa

Rơi nước mắt chuyện cô sinh viên mang bầu 7 tháng gõ cửa nhà chùa

Nhà mồ côi chùa Diệu Pháp được thành lập từ năm 1983. Trải qua hơn 30 năm, nơi đây đã tiếp nhận trên 300 đứa trẻ mồ côi.

Sự thật về cậu bé mồ côi xin ăn khiến triệu người rơi nước mắt

Sự thật về cậu bé mồ côi xin ăn khiến triệu người rơi nước mắt

Video về cậu bé 8 tuổi (dân tộc Khơ Mú) mồ côi cả bố và mẹ hàng ngày lang thang đi ăn xin đã lấy đi nước mắt của rất nhiều người

Chuyện buồn ở cơ ngơi của ông chủ Bửu Long

Chuyện buồn ở cơ ngơi của ông chủ Bửu Long

"Nguyên liệu đã hết, nghề làm nồi đất ở Bửu Long sẽ đi vào quên lãng. Nhưng lò của gia đình còn đỏ lửa là tôi còn thấy kỷ niệm của ông bà cha mẹ...", chủ lò cuối cùng ở Bửu Long ngậm ngùi chia sẻ.

Trần Chánh Nghĩa