“Vừa bước chân vào nhà vệ sinh thì cả nhóm người nhìn em la ó, họ chửi em là đồ biến thái là kẻ bệnh hoạn, rồi họ hô hoán đánh chết em …” - L.N một người chuyển giới nữ tâm sự.

Dù hiện tại nhận thức của xã hội đã thay đổi tốt hơn, những người thuộc cộng đồng đồng tính, song tính, chuyển giới không còn phải sống trong sợ hãi hay hoang mang vì sự kì thị, phân biệt đối xử gay gắt nhiều như trước. Thế nhưng họ vẫn phải thừa nhận rằng, trên con đường được là chính mình, họ vẫn gặp phải không ít những khó khăn.

{keywords}
Vẫn còn rất nhiều những rào cản khiến những người đồng tính, song tính, chuyển giới cảm thấy khó khăn trên con đường được là chính mình. ẢNh minh họa. Nguồn Internet

N.H – một người chuyển giới nữ ở Hà Nội đã từng kể câu chuyện đau khổ của chính mình trong những ngày mới chuyển giới.

N.H cho biết, thời gian đó, N.H đi đến đâu cũng có cảm giác những ánh mắt đang hướng về phía mình. Vì thế, N.H luôn cảm thấy không tự nhiên. Tuy nhiên, điều khiến N.H thấy bất tiện nhất là mỗi khi phải dùng nhà vệ sinh công cộng.

“Em nhớ, lần ấy, em cùng bạn trai đi siêu thị. Lúc vào nhà vệ sinh, em đã gặp phải một tình huống rất trớ trêu.

Em vừa bước chân vào nhà vệ sinh nữa thì cả nhóm người nhìn em la ó, họ chửi em là đồ biến thái là kẻ bệnh hoạn, rồi họ đuổi em ra ngoài. Em đã giải thích, em là con gái, nhưng ít ai tin (có lẽ vì thân hình của em vẫn còn vạm vỡ).Một vài người tin thì lườm nguýt.

Họ thở dài bảo em đàn ông không ra đàn ông, đàn bà không ra đàn bà khiến em tự ti lắm. Vì thế, một lần khác, cũng ở nơi công cộng, để không xảy ra chuyện như lần trước, em vào nhà vệ sinh nam với dự định sẽ đi vào phòng kín. Tuy nhiên. khi vừa vào nhà vệ sinh nam thì em bị vài thanh niên dồn em vào góc tường để sàm sỡ và sờ nắn.

Sau đó, em không còn dám đi vệ sinh ở nơi công cộng nữa. Có đi, em cũng phải nhìn trước ngó sau hoặc chờ cho hết người ra vào rồi mới vào.” – N.H kể

Cũng từng gặp ác mộng khi đi vệ sinh ở nơi công cộng, một người chuyển giới nam có tên M.A ở Hà Nội kể:

“Gần nhà em có một trung tâm thương mại. Em thường đến đó để mua sắm đồ đạc cho gia đình. Cũng vì gần nhà nên ở đó nhiều người biết em chuyển giới. Lần đó thấy em vào nhà vệ sinh nam, vài người quen đã đi theo em rồi xô em vào góc tường để kiểm tra xem em có “cái đó” không?

Cũng may em đã chống cự được và chạy ra khỏi phòng. Tuy nhiên vài lần đi vệ sinh ở những nơi công cộng khác, em lại bị những người đàn ông khác trêu đùa. Họ cười hỉ hả khi thấy em bước vào. Rồi họ ngăn cản không cho em đi vào phòng kín” – M.A kể.

“Khi em không đồng tình với họ thì họ chửi em và dồn em vào góc tường và bắt em cởi bỏ quần áo” – M.A nói. Từ đó, M.A bị ám ảnh. Cô không còn dám đi vệ sinh ở nơi công cộng nữa.

{keywords}
Ảnh minh họa

Là bạn đi cùng của M.A, L.N – một người chuyển giới nữ cũng kể một kỷ niệm nhớ đời khi cô bước chân vào nhà vệ sinh.

L.N nói: “Em vừa bước vào nhà vệ sinh thì một chị tầm 40 tuổi gào lên, bảo em là đồ bệnh hoạn, biến thái, dám giả gái để vào nhà vệ sinh nữ làm chuyện xấu xa. Rồi chị ấy hô hào mọi người túm lấy em.

Thế là cả nhóm xông vào em, cả cô dọn vệ sinh cũng xông vào em. Em chỉ nghe láng máng tiếng người la ó, bảo đánh cho chết những kẻ biến thái để lần sau chúng không làm bậy. Sau đó, tai em ù đi.

May sao, bạn của em đứng chờ bên ngoài đã phát hiện sự việc nên lao vào giải vây cho em và cứu em”.

“Từ đó, em chừa, không dám đi vệ sinh ở những nơi công cộng nữa. Em chỉ mong, ở Việt Nam sẽ có những nhà vệ sinh dành riêng cho những người như em” – L.N nói thêm.

Cùng suy nghĩ như L.N, có rất nhiều bạn chuyển giới mong muốn có được một nhà vệ sinh dành riêng cho những người có tình cảnh giống mình. Bởi tỉ lệ người chuyển giới bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử trong nhà vệ sinh là khá lớn (66,9% người chuyển giới nam và 46,7% người chuyển giới nữ bị phân biệt đối xử ở nhà vệ sinh nữ - kết quả khảo sát của viện nghiên cứu xã hội – kinh tế và môi trường năm 2016).

Tuy nhiên, trong các cuộc thảo luận về vấn đề này, hầu hết đều không tán thành vì lo ngại sự phân việt hơn nữa mà nó có thể tạo ra.

Trên thế giới, hiện đang diễn ra phong trào “trung tính hóa” “phi giới tính hóa” các nhà vệ sinh. Mục đích ban đầu của việc phân nhà vệ sinh theo giới tính là tránh sự quấy rối, giữ riêng tư với nữ giới. Tuy nhiên, nhiều người cũng lên tiếng việc bố trí thiết kế trong nhà vệ sinh nam cũng không đảm bảo sự riêng tư của nam giới dẫn đến nhiều người nam vẫn chọn buồng vệ sinh riêng chứ không dùng thiết bị vệ sinh đứng. Giải pháp đưa ra là cần tạo sự riêng tư mà tất cả mọi người đều có thể sử dụng.

Minh Anh