Do không đủ điều kiện để vào các trường công lập, các em không thể đến trường. Trung tâm học tập cộng đồng Thạnh Lộc đã giúp các em có điều kiện học tập để mở mang trí tuệ, đi tìm những ước mơ...

Những đứa trẻ không được đến trường

Tại sân Trung tâm học tập cộng đồng (phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM) vào buổi sáng thứ 2, các học sinh đang xếp hàng ngay ngắn để tiến hành lễ chào cờ đầu tuần.

{keywords}

Thầy Nguyễn Thanh Hải đánh trống vào lớp.

Các em theo học tại đây được Trung tâm áp dụng phương pháp vừa học vừa thực tập thực tế. Những bài giảng về cây trồng, về chăn nuôi được giáo viên hướng dẫn cụ thể.

Không giống như các trường chính quy khác, Trung tâm học tập cộng đồng Thạnh Lộc là nơi tiếp nhận con em các gia đình lao động nhập cư từ các tỉnh đổ về, hiện đang trú tại các nhà trọ trong khu vực. 

{keywords}

Em Nguyễn Thị Ngọc Trâm, 16 tuổi vừa là học sinh lớp 6 của Trung tâm vừa trợ giảng cho giáo viên lớp 1.

Do không đủ điều kiện để vào các trường công lập, các em không thể đến trường để tìm con chữ. Trung tâm học tập cộng đồng Thạnh Lộc đã giúp các em có điều kiện học tập để mở mang trí tuệ. Các em được miễn phí hoàn toàn học phí và còn được trợ cấp sách vở, bút mực...

Bước vào lớp 1, chúng tôi gặp em Nguyễn Thị Ngọc Trâm, 16 tuổi, trợ giảng cho giáo viên. Trâm chia sẻ: "Gia đình con ở Cái Bè, Tiền Giang. Cha mất sớm từ nhỏ, con theo mẹ đi khắp nơi làm ăn nên ít được học. Gần đây, anh trai của con, cũng đã từng học tại đây, giới thiệu con lên đây trọ học. 

Hiện, con học lớp 6 và lúc rảnh rỗi con phụ với các cô chăm các em nhỏ. Thầy cô tại Trung tâm rất nhiệt tình. Con sẽ cố gắng học cho hết cấp rồi sau đó sẽ tính tiếp... ".

Ông giáo già miệt mài nghiệp đưa đò

Thầy Nguyễn Thanh Hải (78 tuổi, giáo viên về hưu) hiện là phó Giám đốc phụ trách Trung tâm học tập cộng đồng Thạnh Lộc. Trước khi được bố trí vào vị trí này, thầy từng là hiệu trưởng các trường PTTH Lương Thế Vinh, Trần Hưng Đạo và trường PTTH Thạnh Lộc.

Thầy tâm sự: "Năm 1968, tôi tốt nghiệp Đại học Khoa học (trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM ngày nay). Một số bạn bè mời tôi về dạy cho trường Kỹ Thuật Gia Định (nay là trường Cao đẳng điện lực) tại xã Thạnh Lộc.

{keywords}

Thầy Hải tham gia đứng lớp

Tôi bén duyên với khu vực này từ đó và tham gia công tác giảng dạy cho đến 1975. Sau đó, tôi tiếp tục được phân công dạy lớp 6 trường cấp 1, 2 Thạnh Lộc.

Có lẽ gắn bó với Thạnh Lộc một thời gian khá dài nên tôi nắm được tình hình học tập của con em trong khu vực. Ở đây, có rất nhiều hộ gia đình vốn là những lao động nhập cư từ các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam thuê nhà trọ đi làm. 

Do không đủ khả năng, điều kiện để vào học các trường chính quy, các con không được dạy dỗ nên rất nghịch ngợm, hỗn láo. Thêm vào đó, ở đây cũng có một số thanh niên học hành dở dang phải lao động để kiếm sống và cả dân quân tự vệ ở các phường xung quanh muốn tiếp tục học nhưng không có điều kiện".

Thầy Hải kể tiếp: "Đầu năm 2002, tôi đến tuổi hưu cũng vừa lúc Trung tâm học tập cộng đồng này thành lập. Tôi được phân công phụ trách trung tâm, tổ chức giảng dạy cho cả 3 cấp học 1, 2 và 3".

Một phụ huynh từng có con em theo học tại đây cho biết, thầy Hải rất chịu khó tìm hiểu, đi khảo sát nhu cầu bức thiết của người dân để có phương pháp dạy văn hóa và dạy nghề. Thầy cũng đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể, đồng nghiệp đang dạy ở các trường tổ chức phổ cập kiến thức cho các em.

Ngoài công tác giảng dạy - vị phụ huynh cho biết thêm - thầy Hải còn vận động các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các cơ quan đoàn thể hỗ trợ máy tính, máy may, bàn ghế, sách vở... mở các lớp phổ cập giáo dục, đào tạo kỹ năng tin học, ngoại ngữ, các lớp dạy nghề (sửa điện, xe máy, điện cơ, thủ công mỹ nghệ, may... ) tất cả đều miễn phí.

Năm học này Trung tâm đã thu nhận 120 em, trong đó 45 em cấp 1, 35 em cấp 2 và 40 em cấp 3. Số học sinh này theo cha mẹ ở trọ tại các phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Thới An. Về giáo viên, có tất cả 14 người cho 3 cấp học. Số giáo viên này có người đang dạy, có người đã về hưu được thầy Hải vận động tiếp sức với thầy.

Được hỏi về thành quả sau một thời gian dài gắn bó với Trung tâm, thấy Hải vui vẻ cho biết: "Lúc mới thành lập chỉ có 10 - 15 học sinh theo học. Nay con số này tăng gấp 10 lần là thành quả khích lệ chúng tôi. 

Trong số hàng trăm học sinh tốt nghiệp từ Trung tâm, đã có nhiều em thành đạt. Trường hợp một em công nhân học cấp 2 tại Trung tâm sau đó đỗ THCS học tiếp lên cấp 3, hiện nay là chủ một garage lớn. 

Một trường hợp khác là vợ chồng anh Nguyễn Hồ Ngọc. Sau khi học ở Trung tâm, Anh Ngọc học cao đẳng Marketting rồi học thêm Anh văn và đã có công việc rất ổn định. Vợ chồng anh Đỗ Minh Phụng cùng học lớp 11 và 12 tại Trung tâm. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh chị xin vào làm công nhân tại xưởng lắp ráp xe hơi cao cấp... ".

Thầy Hải nói tiếp: "Tôi rất mừng khi những học sinh đi ra từ Trung tâm đều có việc làm ổn định. Đặc biệt, hàng trăm em được xóa mù chữ, vẫn nhớ đến cội nguồn, nơi đã giúp mình trở thành người hữu dụng". 

Khu mộ cổ của bá hộ giàu nhất Sài Gòn xưa

Khu mộ cổ của bá hộ giàu nhất Sài Gòn xưa

Người nằm trong mộ, vợ chồng ông Lý Tường Quan hay còn gọi là bá hộ Xường - người giàu có thứ 3 ở Nam kỳ lục tỉnh.

Quá khứ giông bão của nữ giang hồ khét tiếng Sài Gòn

Quá khứ giông bão của nữ giang hồ khét tiếng Sài Gòn

Ngày 27/08, tập 4 “Gương hai chiều” được phát sóng, cùng với đó là câu chuyện bất hạnh, nhiều nước mắt của người phụ nữ mắc căn bệnh thế kỷ HIV - Hồng Tâm. 

Trần Chánh Nghĩa