Nếu chỉ là những mối quan hệ ngoài luồng như bạn bè, đồng nghiệp, tình nhân hay hàng xóm, bạn chỉ cần đối mặt với họ trên một tần suất nhỏ, có khi là chỉ cần để thời gian trôi qua rồi vấn đề sẽ được giải quyết hoặc bạn có thể lựa chọn kết thúc mối quan hệ đó nếu mọi thứ trở nên ngoài tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, nếu chính những người đang sinh sống với bạn hàng ngày lại trở thành một người khó ưa, khó nắm bắt, thì quả thật đây sẽ là một tình huống hóc búa cho bạn.

1. Đừng cố chỉnh đốn con người họ

Chấp nhận con người của họ. Việc mong muốn được giúp người mình yêu thương phát triển bản thân và trở thành một phiên bản tốt hơn là điều vô cùng bình thường.

Tuy nhiên, đôi lúc, khi lòng tốt không được đặt đúng chỗ, nó sẽ còn gây hại hơn hàng trăm lần khi bạn chọn sự im lặng và để mọi thứ theo tự nhiên. Không chỉ vậy, nhiều người sẽ trở nên mất tự lập, dựa dẫm vào sự giúp đỡ của bạn, chứ không tự giác định hướng cho bản thân, bạn càng giúp, họ càng muốn nhiều hơn.

Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm là chấp nhận. Họ sẽ chưa thể thay đổi trong ngày hai ngày ba, hãy để đối phương tự tìm cho mình biện pháp, bởi chỉ có họ mới thật sự hiểu rõ. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy được mong muốn thay đổi của họ, hãy giúp đỡ họ tìm đến đích nhanh hơn.

Những người “khó tính khó nết” ấy thường mang những tư tưởng có xu hướng vô cùng tiêu cực và luôn cố gắng đem những ý kiến đó ra để gây tranh cãi, những cuộc tranh cãi không hề lành mạnh. Đối mặt với tình huống đó, bạn cần bình tĩnh để không buột miệng những câu nói có thể kích thích “máu điên” trong người của đối phương, sẽ rất dễ dẫn đến việc to tiếng hoặc thậm chí là bạo lực trong gia đình.

Nếu bạn cảm thấy đối phương vẫn đang ở trạng thái mở lòng, sẵn sàng tranh luận để giải quyết vấn đề, hãy cố gắng giữ cái tôi của mình lại một chút, lắng nghe nhiều hơn và thật sự thẳng thắn, rõ ràng khi nêu lên quan điểm của mình.

Bạn cần tỉnh táo và điều khiển cảm xúc để có thể nhận biết lúc nào là lúc cần kết thúc cuộc nói chuyện. Nếu bạn cảm thấy hai người không còn cố gắng giải quyết vấn đề mà chuyển sang tranh cãi thắng thua, bạn nên chủ động rời khỏi bàn và tránh tiếp xúc với người kia một lúc.

3. Khuyến khích họ thể hiện bản thân

Khi tranh luận, đừng ngắt lời, hãy để họ trình bày toàn bộ quan điểm của họ về vấn đề mà hai bạn đang tranh cãi. Bạn cần suy nghĩ một cách khách quan nhất có thể. Tại sao họ lại cảm thấy bị xúc phạm? Điều gì họ nghĩ người khác đang hiểu lầm? Họ kỳ vọng gì vào người khác? Hãy tự đặt cho mình những câu hỏi tương tự trong khi lắng nghe họ, hiểu và đặt mình vào vị trí của họ. Điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy ý kiến của mình được tôn trọng và trở nên bình tĩnh hơn.

4. Chú ý những chủ đề gây tranh cãi

Nhiều chủ đề gây tranh cãi sẽ thỉnh thoảng xuất hiện trong các cuộc nói chuyện, đó là điều không ai có thể tránh được. Vì vậy, bạn cần ghi nhớ đâu là những chủ đề “khó ưa” đó, và cẩn thận câu chữ khi bắt buộc phải nói về chúng.

Nếu đó là một câu chuyện không nên kể lại, thì hãy cho nó vào sự lãng quên. Nếu đó là một vấn đề nhạy cảm nhưng cần được giải quyết, hãy chọn những thời điểm mà cả hai đều bình tĩnh, thẳng thắn và cởi mở với nhau. Đừng dại mà đem chúng vào những cuộc tranh cãi đang còn căng thẳng, chỉ “đổ thêm dầu vào lửa” mà thôi!

5. Đây không phải về một mình bạn

Thật sự là rất khó để không cảm thấy tổn thương hay bị xúc phạm khi tranh cãi với những người chỉ nghĩ đến bản thân như vậy. Nhưng bạn hoàn toàn có thể thấy, khi cả hai người đều biến cuộc tranh cãi trở thành vấn đề cá nhân, thì mọi thứ sẽ tồi tệ đi như thế nào.

Đầu tiên là những lời tranh luận nhạy cảm trên một chủ đề hay bất đồng quan điểm nào đó, khiến đối phương cảm thấy bị “tấn công”. Để rồi nếu tiếp tục, cuộc nói chuyện bình thường ấy sẽ trở thành “công kích cá nhân”, gây ra những vấn đề còn lớn hơn những câu chuyện ban đầu. Khi đối mặt với tình huống này, bạn nên cố gắng nhìn trước chuyện gì sẽ xảy ra và chủ động dừng lại, phòng chừa những trường hợp không đáng có.

6. Tôn trọng bản thân

Dù bạn thật sự muốn thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người kia, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn phải hạ thấp bản thân, làm đủ mọi thứ ngoài sức tưởng tượng để người kia vui lòng. Không bao giờ được để những xích mích cá nhân ảnh hưởng xấu tới bản thân mình. Đặt ra một ngưỡng chịu đựng riêng, nếu đối phương đã chạm tới mức đó, bạn cần dừng lại để bảo vệ chính mình. 

Ngoài ra, trường hợp khi gia đình bạn tụ họp lại cho một dịp đặc biệt, đây sẽ không phải lúc bạn lựa chọn để giải quyết những vấn đề phức tạp, thay vào đó, bạn nên lên kế hoạch và lường trước những tình huống có thể xảy ra vào hôm ấy.

Hãy để cho bản thân thật bận bịu, bởi bạn sẽ không muốn phải đối mặt với thành viên “khó tính khó nết” ấy một mình đâu, phải không? Cố gắng đi theo đám đông, ở cùng với những người bạn cảm thấy thoải mái nói chuyện và tận hưởng thời gian trọn vẹn nhất bên gia đình.

Hậu họp lớp 15 năm, nữ y tá mang hết tài sản theo người yêu cũ

Hậu họp lớp 15 năm, nữ y tá mang hết tài sản theo người yêu cũ

“Cái Lan bây giờ có 3, 4 mảnh đất, thằng Bình đi con xe gần 5 tỷ, cái Huệ ngày xưa vừa dốt vừa nghèo mà giờ là đại gia… Còn mình thì… giời ơi là giời”, vợ tôi vừa nói vừa giãy đành đạch trên giường.

Theo VOV