- “Bạn có biết người ngồi uống rượu với chồng thực ra là Trang Hạ không? Còn tất cả những độc giả đã có con cái, đang làm dâu mà mình hỏi, họ đều hình dung về Tết thế này: Chồng ngồi ở phòng khách, vợ tất bật trong bếp”.

Xót xa cho những người phụ nữ Việt khi “Tết là một niềm vui bất bình đẳng”, Trang Hạ mong muốn người phụ nữ có thể giải phóng đôi tay, tìm kiếm hạnh phúc đích thực thuộc về mình.

“Bà nội trợ sợ Tết thực ra là chỉ sợ “nội trợ ngày Tết” thôi!”

Nhà văn Trang Hạ lại gây bão cộng đồng mạng với status đạt kỷ lục hơn nửa triệu lượt truy cập chỉ trong một tuần qua, khi cô tung ra Vlog đầu tiên của mình với nhan đề: “Tết – đàn ông được uống rượu nhởn nhơ, đàn bà phải vùi đầu vào bếp!”. Rất nhiều comment độc giả nữ bày tỏ, những gì Trang Hạ nói chính là nỗi khổ của những người phụ nữ trong gia đình, khi mọi cái Tết đều là gánh nặng công việc bếp núc dành cho họ.

Xem video tại đây:

“Vừa bận, vừa mệt, vừa lo, vừa buồn”, đó là những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ Việt được gọi tên trong Vlog “Ăn Tết hay ngủ Tết” của nữ nhà văn Trang Hạ. “Lúc mọi người chúc Tết thì mới cắm mặt vào bếp. Lúc mọi người sửa soạn đi chơi, tớ mới lo rửa bát”, nhân vật nữ trong clip bày tỏ những áp lực quanh chuyện bếp núc ba ngày Tết.

Khi đảm đang là chiếc vòng kim cô trên đầu, người phụ nữ sẵn sàng lao vào bếp để hi sinh cho một thứ hạnh phúc ích kỉ của những người đàn ông, của gia đình nhà chồng.

“Rất bất công khi cả trong ngày thường khi bố em có rảnh ở nhà ngủ thì cũng chẳng bao giờ đụng tay vào một việc gì, chứ chưa nói đến Tết. Mở miệng ra là thấy sai con cái, sai vợ việc này việc kia, chứ không bao giờ chịu làm gì hết. Bố em là người rất gia trưởng, bảo thủ. Năm nào cũng ba mẹ con lo Tết loạn hết lên, bố thì vắt chân chữ ngũ lên rảnh rang mà nản. Em sợ chẳng muốn lấy chồng”, một độc giả còn trẻ tuổi bình luận trên status chia sẻ với nữ nhà văn.

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Vlog “Ăn Tết hay ngủ Tết” của Trang Hạ đã nhận được rất nhiều đồng cảm và chia sẻ của độc giả nữ về nỗi “sợ Tết”

Có xứng đáng không khi những đòi hỏi ích kỉ của những người đàn ông ích kỉ không bao giờ chạm đến đáy!

Nhiều gia đình đã dành ra 3 tháng ròng chỉ để chuẩn bị cho ba ngày Tết. Cứ nhắc tới “Tết” là các bà nội trợ lại sợ hãi đến tột độ, như một phản xạ có điều kiện. “Tôi nghĩ rằng đời sống càng tiện nghi và giàu có, thì Tết sẽ càng nhẹ nhàng hơn. Bà nội trợ sợ Tết thực ra là chỉ sợ “nội trợ ngày Tết” thôi!”, nhà văn Trang Hạ khẳng định.

Theo nhận định của nữ nhà văn, những áp lực và bận rộn của công người phụ nữ một phần cũng xuất phát từ chính họ: “Nghèo thì coi trọng miếng ăn, giàu sẽ quan tâm tới chất lượng sống. Đời chật vật thì quan tâm mâm cao cỗ đầy, đủ món đủ lễ nghi. Sung túc trong tâm hồn và văn minh trong nhận thức thì mới chú trọng tới giá trị nghỉ ngơi quý giá của dịp Tết. Thế nhưng khổ nỗi, giờ cách Tết 2 tháng, những bà nội trợ văn minh sống trong những chung cư cao cấp, làm việc tại những văn phòng tiện nghi, giờ đã phải lo nghĩ Tết này nhà mình sẽ có món đặc sản gì, Tết này biếu ai món gì, Tết này cắt đặt thời gian và chuẩn bị công việc nội trợ thế nào, y như thế hệ phụ nữ thế kỷ trước, và thở dài khi nghĩ đến Tết với công việc ngập đầu. Áp lực ấy, chắc chỉ người phụ nữ tự thu xếp được cho mình thôi!”

Để không còn những “Mùa xuân nghiêng”

Khi “mùa xuân nghiêng” gõ cửa là bao gánh nặng bếp núc trút lên đôi vai người đàn bà. Khái niệm “mùa xuân nghiêng về một phía” của nhà văn Trang Hạ vừa hiểu theo nghĩa lãng mạn, vừa có chiều hướng ích kỉ. Tuy nhiên, lại thôi thúc động lực cho những người phụ nữ Việt thu xếp một cái Tết thảnh thơi hơn.

Người phụ nữ Việt không những nhận thức được cuộc sống bi kịch và chật chội của mình và thế hệ mình gặp phải mà biết cách tháo bỏ chiếc “vòng kim cô” của chính mình, vui một cái Tết thảnh thơi.

“Nếu xem xong, bạn muốn làm điều gì đó thu xếp lại những dự định Tết, hoạch định lại kế hoạch ăn Tết, dọn dẹp lại không gian đón Tết, thì hẳn đã là món quà của Trang Hạ gửi tặng bạn những ngày tháng cuối năm này rồi!”, Vlog “Ăn Tết hay ngủ Tết” như một món quà cuối năm mà nhà văn của nữ quyền dành cho người phụ nữ Việt. Sự thảnh thơi và hạnh phúc đích thực người phụ nữ xứng đáng được hưởng.

Với người phụ nữ, Tết đương nhiên là bận rộn với những kế hoạch, mâm cỗ và câu chuyện quà cáp, nội ngoại,… Nhưng không có nghĩa là người phụ nữ không được đón Tết an nhiên!

“Nghĩ một cách nào đó để giải phóng đôi tay bạn được không? Thu xếp cách nào đó để được nghỉ ngơi dịp Tết được không? Có cách nào đó để những người đàn bà mình gặp, họ không than thở lo âu dịp Tết. Để những người vợ đừng gặp phải cảnh, sau khi lấy chồng, thì sự thảnh thơi nó sang hết cho chồng?”

“Nếu không thay đổi từ bây giờ thì sẽ không có ai nhấc gánh nặng đó ra khỏi bờ vai ngoài chính bạn”! Theo Trang Hạ, người phụ nữ hiện đại cần lập cho mình một kế hoạch ăn Tết đích thực để nhận lấy những khoảng lặng bình yên, những phút thảnh thơi có thât trong tâm hồn.

Để rồi được yêu thương bản thân mình nhiều hơn, để có một cái Tết khác thảnh thơi hơn, không phải chờ “lên chức mẹ chồng” mới hiện thực hóa những giấc mơ, kế hoạch của cuộc đời.

Để rồi không phải thốt lên trong chua chát: “Muốn thảnh thơi thì đừng có lấy chồng, lấy chồng rồi đừng có mong thảnh thơi!”

Bí kíp “5 con gà thì tốt hơn 1 con gà”

Người đàn ông Việt ảo tưởng về một mái nhà đầy hương vị Tết truyền thống, khi người phụ nữ một mình đối mặt với bao mối lo toan. Trong lúc mọi người mặc quần áo đẹp ra đường chúc Tết, người phụ nữ phải “cắm mặt vào nấu nướng, rửa bát”.

Anh ta đâu biết, trong bếp, người phụ nữ của mình đã khóc thầm? Anh ta đâu biết bao “mùa xuân nghiêng” đã đi ngang qua đời họ và họ luôn khát khao một mùa xuân khác, thảnh thơi hơn, được chia sẻ gánh lo ngày Tết nhiều hơn?

Có người đàn ông tâm sự với Trang Hạ rằng người phụ nữ của anh ta không mang lại cho anh ta một cái Tết đầm ấm, sum vầy. “Đó là vấn đề của bạn”, Trang Hạ thẳng thắn với người đàn ông. Bởi phụ nữ cũng “muốn đi chơi, họ muốn làm đẹp, họ không phải là đầu bếp độc quyền trong gian bếp nhà bạn. Mà là một người đồng hành xây tổ ấm”.

“Họ sẽ hoàn thiện, họ cần không gian, thời gian và cần có người ở bên, chứ không phải là người liên tục đòi hỏi, chất vấn và đặt những gánh nặng lên đôi vai người phụ nữ”.

{keywords}
Với Trang Hạ, người đàn ông giúp vợ một tay, biết nói một câu cảm ơn vợ vất vả, “đó là biểu hiện của người đàn ông văn minh”

Trong Vlog, Trang Hạ đã kiêu hãnh thể hiện sự tự tin của một người phụ nữ ba con, nhưng “đâu có sợ Tết đến thế”.

“Hãy để người đàn ông nhận một công trình”, đó là thử thách đích thực mà họ muốn trải qua”, Trang Hạ chia sẻ.

Tại sao lại không có định nghĩa “Tết chung”, như thuở cha mẹ ta, khi năm hết Tết đến, những người hàng xóm láng giềng chung nhau đụng lợn?

“Ăn Tết chung”, các ông chồng sẽ phải tự chia nhau. Người nào giỏi việc gì thì sẽ đảm nhiệm công việc ấy. Kinh nghiệm của ông xã chị là làm 5 con gà một lúc, bạn ông ấy sẽ làm 4 con lợn nái cắp nách. Một người bạn khác sẽ nhồi liền 5kg giò gói lá chuối. Hai ông ngồi gói bánh chưng, một người đong gạo, đong đỗ, một người gói bánh chưng theo khuôn. Sau đó, có một người mang những chiếc bánh chưng vừa gói đi luộc. Quả nhiên, họ làm rất khéo”.

Làm một con gà trong ngày 30 Tết, với người đàn ông sẽ “không có chuyện đó”. Nhưng 5 con thì khác, đó sẽ là một công trình. Đó còn là một thử thách đối với cánh mày râu, “là việc xứng đáng để các ông ấy ngồi xuống”.

Gà đã có, giò đã sẵn. Người phụ nữ còn phải lo gì nữa. Chỉ còn một mâm ngũ quả. Ra chợ mua hết nửa giờ đồng hồ.

Khi mâm cỗ ngày Tết đã được chuẩn bị sẵn sàng thì cũng là lúc sự thảnh thơi gõ cửa từng mái nhà và người mở cánh cửa đó, không ai khác, chính là người phụ nữ Việt.

Và “ngủ Tết” sẽ không còn là một niềm ước, mà an nhiên còn theo người phụ nữ vào trong những giấc mơ!

Đỗ Dung ghi