Theo các chuyên gia y tế, khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ chủ yếu và quan trọng nhất gây ung thư phổi. Khói thuốc lá liên quan tới hơn 80% của các ca ung thư phổi trên toàn thế giới.

Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến thứ hai ở nam giới và thứ ba ở phụ nữ. Tại Singapore, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ung thư trong số các bệnh nhân ung thư. Trong khi đó ung thư phổi có thể phòng ngừa được bằng cách tranh khói thuốc hoặc từ bỏ thuốc lá.

Ung thư phổi là gì?

Hai lá phổi là cơ quan lớn nằm ở vùng ngực. Chúng là một phần của hệ hô hấp. Ung thư phổi là ung thư xuất phát từ phổi. Ung thư phổi có hai loại chính:

Ung thư phổi không tế bào nhỏ (Non-small cell lung cancer - NSCLC)

Ung thư phổi không tế bào nhỏ là loại ung thư phổi phổ biến hơn, và kém tiến triển hơn so với ung thư phổi tế bào nhỏ. NSCLC có xu thế phát triển và xâm lấn chậm hơn. Nếu được phát hiện sớm, việc phẫu thuật và/hoặc xạ trị, hóa trị có thể mang lại cơ hội chữa khỏi.

Ung thư phổi tế bào nhỏ (Small cell lung cancer - SCLC)

Ung thư phổi tế bào nhỏ phát triển nhanh và nhanh chóng xâm lấn tới máu và các bộ phận khác của cơ thể. Thường thì đây là loại ung thư tiến triển khi bệnh nhân được chẩn đoán. Hướng điều trị cho loại ung thư này thường là hóa trị, và không phẫu thuật.

Nguyên nhân gây ung thư phổi?

Cho tới nay thì khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ chủ yếu và quan trọng nhất gây ung thư phổi. Khói thuốc lá liên quan tới hơn 80% của các ca ung thư phổi trên toàn thế giới. Các hóa chất có hại trong khói thuốc làm phá hủy các tế bào phổi.

Theo thời gian, các tế bào bị phá hủy này có thể trở thành ung thư. Đây là lý do vì sao hút thuốc lá, hút tẩu hay xì gà có thể gây ung thư phổi. Hít phải khói thuốc thụ động cũng có thể gây ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Một người càng bị phơi nhiễm với khói thuốc nhiều thì nguy cơ ung thư phổi càng cao.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm radon (khí phóng xạ), Amian (asbestos), Asen, Crom, Niken và ô nhiễm không khí. Những người có người thân trong gia đình từng bị ung thư phổi cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn một chút. Người đã từng bị ung thư phổi có thể tăng nguy cơ hình thành khối u phổi thứ hai. Phần lớn những người được chẩn đoán ung thư phổi thường ở độ tuổi trên 65.

Dấu hiệu và triệu chứng

Ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường không gây các triệu chứng gì. Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư phổi thể hiện điển hình ở giai đoạn tiến triển và có thể gồm:

- Ho nặng hơn và không dứt

- Thở khó, ví dụ như thở dốc

- Đau ngực dai dẳng

- Ho ra máu

- Khàn giọng

- Thường hay bị nhiễm trùng phổi, ví dụ như viêm phổi

- Lúc nào cũng thấy mệt mỏi

- Sút cân không rõ nguyên nhân

Phòng ngừa

- Tránh hút thuốc.

- Bỏ thuốc lá. Bỏ thuốc sẽ giảm nguy cơ ung thư phổi, thậm chí ngay cả khi người đó đã từng hút thuốc trong nhiều năm trước đó. Các lựa chọn bao gồm các sản phẩm thay thế nicotine, thuốc uống và các nhóm hỗ trợ.

- Tránh hút thuốc thụ động. Động viên người thân trong gia đình hoặc đồng nghiệp mà đang hút thuốc nên bỏ thuốc và yêu cầu họ hút thuốc ở ngoài nhà hoặc ngoài khu vực làm việc. Hãy chọn những nơi không khói thuốc và tránh các nơi đông người ví dụ như quán bar và nhà hàng.

- Tránh phơi nhiễm với các chất hóa học độc hại tại nơi làm việc bằng việc dùng các biện pháp phòng ngừa, ví dụ như đeo khẩu trang để tránh phơi nhiễm với hóa chất độc hại tại nơi làm việc.

- Thực hiện chế độ ăn nhiều rau quả, uống rượu bia ở mức độ vừa phải và tập thể dục đều đặn.

{keywords}

Nhân chuyến công tác tới Hà Nội, bác sỹ Lim Hong Liang, chuyên gia tư vấn ung thư nội khoa, trung tâm ung thư Parkway - Singapore, sẽ có buổi tư vấn miễn phí cho bệnh nhân ung thư tại Hà Nội vào ngày 10/11/2015.

{keywords}

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ:

Văn phòng đại diện Y tế Parkway tại Hà Nội

Tầng 5 số 110 phố Bà Triệu

Email: info@parkway.com.vn 

hoặc hanoi@canhope.org

Tel: 04 3747 2729

Hotline: 0988 155 855

Xuân Thạch