Đối với những "tín đồ ẩm thực" ở Sài Gòn, không ai là không biết đến quán hủ tíu bò viên có tuổi đời 50 năm ở một con hẻm trên đường Nguyễn Thiện Thuật (Quận 3) bởi hương vị độc đáo, bò viên cực ngon trong mỗi tô hủ tíu ở đây.

Quán hủ tíu này đặc biệt vì những nguyên liệu dùng để nấu được cô Thái A Muối (53 tuổi, chủ quán) và những người thân tự tay làm, từ hủ tíu, nước chấm đến bò viên đều phải tuân theo công thức riêng của ông Thái Minh Khôn (ba của cô Muối) truyền lại.

{keywords}

Quán có hơn 10 người chia ra nhiều "khâu" để làm, hai người đứng nấu nhưng vẫn không kịp phục vụ cho khách.

Gần 50 năm trước, ông Thái Minh Khôn (người gốc Quảng Châu, Trung Quốc) chọn Sài Gòn làm nơi mưu sinh, những khó khăn trong cuộc sống khiến ông phải bươn chải với đủ mọi nghề. Nhưng cuối cùng, ông dừng lại ở việc bán bò viên, lúc đó ông Khôn chỉ bán bò viên với nước súp, càng bán càng lành nghề, ông tự chế biến ra công thức làm bò viên của riêng mình và được mọi người ủng hộ nhiệt tình.

Theo nhu cầu của thực khách, ông Khôn dần biến món ăn chơi thành thực đơn chính khi thêm vào hủ tíu. Từ đó, hủ tíu bò viên của ông nổi tiếng khắp Sài Gòn và là một trong những quán hủ tíu bò viên có mặt đầu tiên trên mảnh đất này.

{keywords}

{keywords}

Một tô hủ tíu với ba viên bò có giá 45.000 đồng nhưng thực khách vẫn muốn... ăn hoài.

Khi ông Khôn mất, ông truyền bí quyết nấu nước súp, làm bò viên, nước chấm… cho cô Muối, theo đó cô là người tiếp quản quán đến nay đã hơn 20 năm. Giờ đây, để đa dạng và làm phong phú món ăn hơn, cô Muối nghĩ ra cách nấu gân, lòng bò,… kèm theo bún, mì để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của từng thực khách.

Cô Muối cho biết: “Với những món này, nước dùng là thành phần quan trọng nhất, nên bí quyết nấu phải được giữ lại và không được sai lệch, nhờ vậy hương vị món ăn mới không thay đổi theo năm tháng. Để có đặc trưng riêng, bò viên, nước chấm,… tất cả quán phải tự chế biến tôi mới yên tâm. Có thể vì thế mà mọi người quý và ủng hộ quán đến nay”.

{keywords}

Giá bò viên ở đây đắt vì được làm từ thịt bò mới xẻ thịt còn nóng hổi và phải giã bằng tay đều đặn để viên bò dai giòn, gia vị thấm đều,… vo thành viên to, tròn và lúc nào cũng được đặt trong nước sôi để ăn nóng.

{keywords}

Từ bò viên đến nước chấm đều được quán tự chế biến.

Quán hủ tíu bò viên này mở cửa từ 15h30 đến 23h30 mỗi ngày, khách ra vào chật kín cả quán, người nhà phải huy động hơn 10 người, mỗi người đảm nhiệm một khâu khác nhau mới kịp phục vụ cho khách. Vì tất cả nguyên liệu phải được chọn kỹ và kỳ công chế biến, nên giá mỗi tô ở đây là 45.000 đồng/tô, những phần thêm như bò viên, lòng bò, lá lách... cũng đồng giá.

Hầu hết khách đến ăn đều là người Hoa, bởi theo họ, cái vị Quảng Châu còn đọng lại đâu đó ở đây. Cô Quách Tú Kỳ (63 tuổi, thực khách) chia sẻ: “Tôi vẫn thích ăn ở đây hơn những quán Hoa khác, vì vị thanh của nước dùng rất Quảng Châu, chủ quán ở đây lại vui vẻ và cởi mở, nếu một tuần không đến lần nào thì rất nhớ”. Người Hoa xem đến quán như có nét quê hương, bởi chủ quán khi gọi nhau, hay tiếp chuyện đều sử dụng tiếng Hoa.

{keywords}

"Món đinh" tại đây là bò viên, gân bò, hai món này luôn được giữ nóng nhưng hương vị vẫn luôn đảm bảo

Bên cạnh đó, thực khách sành ăn ở Sài Gòn đều đặt tên cho quán là tuyệt đỉnh bò viên, vì không nơi nào bán bò viên ngon hơn quán hủ tíu này, những viên bò giòn dai kèm theo hương vị ngọt thanh, mằn mặn mà người đến ăn nói vui rằng “bò nhiều hơn bột” chinh phục bất kỳ vị khách khó tính nào.

Chính vì thế đến nay quán trở nên đông khách, chủ quán làm liền tay vẫn không kịp mặc dù giá ở đây hơi cao hơn những nơi khác. Chú Trần Mạnh Hồng (Q.1) cho biết: “Nhà tôi ở xa lắm nhưng cả nhà vẫn thích ăn ở đây, giá tuy có đắt nhưng rất đáng đồng tiền. Ở đây tiếp khách niềm nở, thức ăn lại ngon, nhất là bò viên thì có thể ngon nhất thành phố này”.

{keywords}

Cô Muối, người kế thừa công thức gia truyền từ cha, rất tâm huyết với nghề, cô luôn vui cười với mọi người.

{keywords}

Chính vì thế vừa mở cửa khách đã đến đông đúc.

Vì chủ quán là người Quảng Châu nên ngoài cải thảo muối được rắc đều lên trên bề mặt tô hỉu tíu, thực khách còn bắt gặp những cọng mì Tiều tròn, dẹt. Nước dùng lấy chất ngọt từ xương hầm lâu, nên quán chủ động không sử dụng mì chính (bột ngọt) nên nước ngọt thanh hương vị khá hấp dẫn.

Chính những sự tinh tế trên, kèm theo chủ quán lúc nào cũng vui vẻ nên lượng khách “ruột” của quán ngày càng đông.

Với cô Muối, ngoài việc phục vụ món ăn ngon, chất lượng cho thực khách là quan trọng, thì lưu giữ và phát huy nghề gia truyền quan trọng hơn nữa nên cô luôn chăm chút cho từng nguyên liệu của món ăn. Cô cho biết: “Cha tôi đã rất vất vả mới có thể sáng tạo ra món bò viên, tôi là người kế thừa phải biết trân quý tâm quyết của ông. Tôi phải nấu món ăn bằng tất cả tấm lòng của mình giành cho ông và có trách nhiệm truyền lại cho đời sau của mình”.

(Theo Trí thức trẻ)