“Đợi lúc chồng đi ngủ, tôi lấy bao thuốc cho vào sọt rác. Ngủ dậy, anh đi tìm nhưng không thấy. Sau đó chưa kịp đánh răng chồng tôi đã lao vội ra cửa hàng mua vội một gói, rít lấy rít để”, chị Nguyễn Thu M, kể.

Sáng sáng 'súc miệng' bằng điếu thuốc, bệnh nhân bị 'ung thư' hỏi thăm

Sáng vừa dậy, chưa kịp ăn sáng, ông Thường đã với tay lấy điếu cày làm một điếu cho tỉnh người. Một ngày ông bàng hoàng trước kết quả căn bệnh ung thư đã xuất hiện trong cơ thể mình.

Không hút thuốc nữ Giám đốc vẫn bị ung thư phổi

Không hút thuốc lá, không sử dụng bia rượu nhưng sống trong môi trường nhiều khói thuốc bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi.

Chị Nguyễn Thu M (40 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội) có chồng nghiện thuốc lá nặng suốt nhiều năm qua. Chị cất giọng chua chát: “Tôi cực ghét đàn ông hút thuốc lá vậy chồng tôi lại là người nghiện thuốc lá nặng đến mức vừa mang bệnh vừa không thể có con”.

{keywords}
Bệnh nhân tại BV K

Chị M cho hay, chị và chồng lấy nhau khi đã ở tuổi 30. Từ ngày lập gia đình cuộc sống của chị khá hạnh phúc. Tuy nhiên, sau một năm vợ chồng chị vẫn chưa có tin vu.

Lúc đó, hễ có ai mách cách chữa vô sinh, lấy thuốc ở đâu cả hai vợ chồng đều đi lấy thuốc, bắt mạch nhưng vẫn không có kết quả. Thế rồi nửa năm trước, gia đình họ hàng hai bên thúc giục, khuyên vợ chồng anh chị nên vào bệnh viện khám bệnh theo phương pháp Tây y. 

Tại bệnh viện phụ sản, sau khi tiến hành làm hết các xét nghiệm, bác sĩ cho biết số lượng tinh trùng của chồng chị M quá ít, có dị tật vùng sinh sản. 

Cũng trong thời gian này, anh đi kiểm tra ở một bệnh viện khác thì kết quả cho thấy anh có dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Sau đó các bác sĩ tìm hiểu mới biết chồng chị nghiện rượu, nghiện thuốc lá nặng.

Từ ngày ở viện về, chị M. nhất quyết phải bắt chồng cai thuốc lá. Đầu tiên, chị đánh vào tâm lý chồng. Hễ bất cứ lúc nào anh có ý định là chị lại một mực từ chối: “Miệng anh toàn mùi thuốc, tránh ra". Nhưng vẫn không làm anh khó chịu để quyết tâm cai thuốc.

Chị kể tiếp: “Không có kết quả, tôi chuyển sang phương án mới. Đó là đợi lúc chồng đi ngủ, tôi lấy bao thuốc cho vào sọt rác. Ngủ dậy, chồng tôi vộ vã đi tìm. Khi không tìm thấy, dù chưa kịp đánh răng, anh đã lao ra cửa hàng mua vội một điếu rồi rít lấy rít để.

Một lần khác, bạn bè chồng đến nhà chơi. Tôi nhờ họ khuyên chồng bỏ thuốc. Vậy mà một người bạn chồng đã khẳng định chắc nịch: "Ai chẳng biết hút thuốc là có hại cho sức khỏe nhưng bỏ vợ thì bỏ được chứ đừng hòng chúng tôi bỏ thuốc". Bởi vậy sau nhiều lần can ngăn, khuyên nhủ tôi đành phó mặc mọi chuyện".

Cũng nghiện thuốc lá nặng, anh Nguyễn Văn D (40 tuổi), một nhân viên văn phòng ở quận Thanh Xuân, phải buồn bã chia sẻ việc mình không thể cai nổi thuốc lá.

Anh cho biết: “Ngày trước, tôi hút thuốc giá 5 nghìn/gói hoặc sang hơn là loại 10 nghìn/gói, ngày hút 2, 3 gói cũng chỉ mất khoảng vài chục nghìn. 

Nhưng thời gian này, kinh tế khó khăn, vợ con suốt ngày phàn nàn về chuyện hút thuốc đồng thời thấy mình ho nhiều kèm theo các triệu chứng tức ngực nên tôi cũng muốn bỏ thuốc. 

Nghe vài người mách, tôi quyết định đầu tư một khoản mua thuốc lá điện tử với hi vọng việc bỏ thuốc sẽ dễ dàng hơn không ngờ càng sử dụng càng thấy mình nghiện nặng hơn. Thật chẳng khác gì lợn què chữa thành lợn què hơn”, anh D nói.

Anh Trần Vĩnh S (Xuân Thủy, Cầu Giấy), một nhân viên văn phòng, lại may mắn cai thuốc lá thành công. Anh bị nghiện thuốc lá nặng từ nhiều năm nay. Một ngày anh hút không dưới 1 gói thuốc. Biết sở thích này có hại nhưng anh không để tâm. Cho đến khi lập gia đình, có con nhỏ, anh S mới nhận ra mình cần phải quyết tâm bỏ thuốc lá để trở thành một ông bố tốt.

Sau một thời gian cai thuốc, anh S đã thành công và nhận ra cai thuốc không khó như trước đó anh luôn nghĩ. Anh nhấn mạnh, những ai muốn cai thuốc phải giảm dần đều số lượng thuốc hút mỗi ngày cho đến khi chấm dứt hoàn toàn, tránh ngồi một mình, thường xuyên tập thể dục đều đặn…

{keywords}
Thân hình teo tóp của một thanh niên trẻ đang oằn mình chống chọi căn bệnh ung thư. Ảnh Lê Thúy

Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc BV K, Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư trao đổi với PV VietNamNet thì , Y học hiện đại nghiên cứu rất sâu và đề ra nhiều phương thức điều trị nghiện thuốc lá. 

Phương thức thông thường được dùng là liệu pháp thay thế chất nicotine có trong thuốc lá. Trong một số trường hợp bệnh nhân không thể bỏ thuốc lá bằng những phương pháp khác, thì thầy thuốc có thể hướng dẫn bệnh nhân dùng liệu pháp thay thế dần dần thuốc lá. 

Có nghĩa là người bệnh dùng một chất nào đó có tác dụng tương tự như nicotine nhưng không gây nghiện và ít gây độc cho cơ thể. 

Người nghiện thuốc cũng có thể dùng kẹo cao su có chứa nicotine để thay thế và giảm dần, giúp cho bệnh nhân thoát khỏi những triệu chứng do thiếu nicotine nếu ngưng hút thuốc lá đột ngột.

Trong Y học cổ truyền Đông phương, người ta thường dùng các biện pháp châm cứu, thuốc Y học cổ truyền. Người nghiện thuốc cũng nên tập luyện các phương pháp dưỡng sinh, thiền định, yoga, tâm lý trị liệu.

Khi phát hiện ra ung thư phổi bệnh nhân nên ngừng hút thuốc lá ngay nếu còn đang hút thuốc và nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp điều trị cũng như những lưu ý cần thiết trong quá trình điều trị. 

Các phương pháp điều trị ung thư phổi chủ yếu bao gồm: phẫu thuật, xạ trị , điều trị hóa chất và các phương pháp điều trị nhắm trúng đích… Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và thể mô bệnh học, thể trạng, tình trạng gen ... mà bệnh nhân có thể được điều trị bằng một phương pháp hay kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. 

Việc điều trị ung thư phổi hiện nay đã đạt được nhiều bước tiến so với trước đây đặc biệt là các phương pháp điều trị theo cá thể góp phần kéo dài cuộc sống với bệnh nhân ung thư phổi.

Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc BV K

Ngọc Trang – Lê Thúy